CPTPP và quyền khởi kiện của doanh nghiệp

Minh Vân 28/01/2019 10:30

Với CPTPP, câu chuyện doanh nghiệp kiện Chính phủ hay Chính phủ kiện Chính phủ về các dự án đầu tư là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là điểm mới chưa từng có.

Có thể bạn quan tâm

  • Ban hành Thông tư về quy tắc xuất xứ trong CPTPP

    06:50, 27/01/2019

  • CPTPP và quy tắc xuất xứ hàng hóa

    06:30, 21/01/2019

  • Phiên họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP

    18:36, 19/01/2019

Từ sức ép với cơ quan quản lý nhà nước

Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Một nội dung rất quan trọng của hiệp định này là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm điều khoản bắt buộc thực thi bản án. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có quyền khởi kiện cơ quan nhà nước sở tại nếu vi phạm các quy định về kinh doanh. Điều này sẽ tạo sức ép rất lớn đối với Việt Nam khi quản lý các doanh nghiệp này.

Đáng nói cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước chủ nhà, nhất là những nơi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện được quy định càng chi tiết và tính bắt buộc thi hành cao. Theo đó, nhà đầu tư có thể kiện chính quyền ra trọng tài quốc tế độc lập. Nếu chính quyền nước nhận đầu tư bị thua kiện mà không tuân thủ phán quyết của trọng tài thì Chính phủ nơi nhà đầu tư mang quốc tịch có quyền can thiệp vào tranh chấp này.

 bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cho biết liên quan đến lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến chương thương mại dịch vụ qua biên giới.

Dường như chúng ta đã nói quá nhiều về việc Hiệp định CPTPP tạo môi trường đầu tư tốt hơn, nhưng lại quên đi bản chất các cam kết trong CPTPP là bảo vệ cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Điều tương tự như vậy, đáng tiếc là vẫn chưa được áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước ở Việt nam.

Bình luận về cơ chế này, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cho biết liên quan đến lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến chương thương mại dịch vụ qua biên giới. Các quy định tại chương này đã trao quyền mang tính bảo vệ rất cao cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Dường như chúng ta đã nói quá nhiều về việc Hiệp định CPTPP tạo môi trường đầu tư tốt hơn, nhưng lại quên đi bản chất các cam kết trong CPTPP là bảo vệ cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Điều này sẽ tạo sức ép rất lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước, bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có quyền khởi kiện chúng ta, nếu chúng ta làm không tốt”, bà Trang nói.

Tới động lực cho nhà đầu tư hoạt động tốt hơn

Đáng nói, khi Việt Nam tham gia một hiệp định thương mại nào đó, nhiều chuyên gia hay đặt vấn đề về thu hút đầu tư gắn với chuyển giao công nghệ và quản trị, tuy nhiên, bà Trang cho rằng các hiệp định nói chung và CPTPP nói riêng không phải là công cụ để giúp Việt Nam có được công nghệ cao.

CPTPP giúp chúng ta tận dụng được các cơ hội thương mại, còn để nâng cao công nghệ, quản trị thì phải dựa vào quá trình vận hành, cùng những chính sách thích hợp cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp liên quan”, bà Trang nói.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định những cam kết trong Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có được các nhà đầu tư tốt hơn, đáp ứng được tiêu chuẩn về lao động, môi trường, thể chế kinh doanh, và loại bỏ được những nhà đầu tư yếu kém, thiếu chuyên nghiệp, không minh bạch.

Ông Thành cũng cho rằng, những quy định khắt khe trong CPTPP sẽ tạo áp lực cạnh tranh, đẩy mạnh sáng tạo trong doanh nghiệp. “Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam học hỏi, kết nối được với những doanh nghiệp lớn. Theo nghĩa trực tiếp hay gián tiếp, sẽ tạo động lực cho nhà đầu tư hoạt động tốt hơn”, ông Thành nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CPTPP và quyền khởi kiện của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO