Với sự sẵn sàng vào cuộc của các cơ sở đào tạo lớn, mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư đến năm 2030 của Việt Nam hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể vượt.
>>>Tăng cơ hội phát huy lợi thế phát triển nhân lực bán dẫn
Theo đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, Việt Nam đào tạo 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Trong đó, có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35.000 kỹ sư trong lĩnh vực khác của ngành công nghiệp bán dẫn; tối thiểu 5.000 kỹ sư trong số đó có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến năm 2030, thế giới cần thêm hơn 1 triệu nhân sự cho các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chip, đặc biệt là nhân sự có trình độ chuyên môn sâu về AI khi mà ứng dụng AI và ngành công nghiệp bán dẫn có sự tương hỗ cùng phát triển. Các tập đoàn lớn như NVIDIA, Google, Meta, Apple, Microsoft… đang hướng đến xu hướng tích hợp AI để phát triển công nghiệp bán dẫn và ngược lại, công nghiệp bán dẫn thúc đẩy sự phát triển của AI.
Còn theo báo cáo của Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ, trong các công đoạn của chuỗi giá trị ngành bán dẫn, thiết kế chiếm 53%, đóng gói kiểm thử chiếm 6%, sản xuất và công đoạn khác chiếm khoảng 41%. Trong khi đầu tư cho công đoạn thiết kế chiếm chưa đến 20% thì đầu tư cho sản xuất rất lớn và đòi hỏi nhiều cơ chế chính sách vượt trội.
Ở khâu đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác, Việt Nam hiện đang có lợi thế với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp FDI lớn. Đặc biệt, công nghệ đóng gói tiên tiến đang là lĩnh vực quan trọng mà nhiều nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tham gia. Dù xác định sẽ phát triển nguồn nhân lực phục vụ các công đoạn của chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn nhưng với bối cảnh hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, ở giai đoạn đầu Việt Nam tập trung đào tạo nguồn nhân lực để tham gia công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử và một số công đoạn khác liên quan đến sản xuất thiết bị, vật liệu, hóa chất là phù hợp.
>>>Phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn: Phải có cơ chế đột phá
Theo khảo sát năng lực đào tạo của các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT… đang có khoảng 3.000 - 6.000 sinh viên ngành phù hợp tốt nghiệp hằng năm ở mỗi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn cho rằng, con số mục tiêu đề ra là đào tạo 50.000 kỹ sư đến năm 2030 hoàn toàn khả thi, thậm chí còn có thể vượt.
Các hình thức đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, nâng cao, chuyển đổi từ các ngành gần, ngành phù hợp sang ngành công nghiệp bán dẫn. Trong đó, ở hình thức đào tạo chính quy được triển khai trên cơ sở hợp tác chặt chẽ của Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp và liên kết quốc tế trong xây dựng, nhập khẩu chương trình cũng như thu hút chuyên gia quốc tế về Việt Nam giảng dạy đảm bảo chuẩn hoá, đồng nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Từ những kinh nghiệm thành công của các quốc gia có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển, để hỗ trợ cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần tối thiểu 4 trung tâm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia với các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế đặt tại các đại học quốc gia, đại học vùng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Ngoài ra, 18 trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn ở mức cơ bản tại 18 trường đại học kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu.
Để thực hiện đề án, dự tính nguồn lực khoảng 26.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 17.000 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa khoảng 9.000 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước cho việc hình thành các cơ sở vật chất, đào tạo giảng viên, thu hút chuyên gia đóng vai trò quyết định; nguồn lực tổ chức đào tạo đến từ các viện, trường, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và xã hội hoá là chủ yếu.
Có thể bạn quan tâm
Phenikaa tham gia phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
15:59, 25/04/2024
Cần "gói" cơ chế đặc thù cho phát triển nhân lực ngành bán dẫn
01:00, 23/04/2024
Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn: Cần cơ chế, chính sách đột phá
03:30, 20/04/2024
Công nghệ bán dẫn - công nghệ lõi định hướng phát triển kinh tế số
00:30, 18/04/2024
Làm gì để Đà Nẵng trở thành trung tâm vi mạch bán dẫn?
16:38, 28/03/2024
Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng
00:30, 27/03/2024
Kết nối và hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn
03:00, 19/03/2024
Doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi từ ngành công nghiệp bán dẫn?
02:30, 14/03/2024
Kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành hub của ngành bán dẫn toàn cầu
02:45, 09/03/2024