Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng

Diendandoanhnghiep.vn Đà Nẵng khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn theo định hướng tiếp cận tham gia vào chuỗi sản xuất vi mạch, bán dẫn toàn cầu.

>>Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt

Ngày 26/3, sự kiện khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn TP. Đà Nẵng được tổ chức nhằm thực hiện hóa mục tiêu hình thành Trung tâm vi mạch bán dẫn tại địa phương. Đây cũng được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đề án phát triển vi mạch bán dẫn của địa phương.

Từ đây, Đà Nẵng xây dựng định hướng tiếp cận tham gia vào chuỗi sản xuất vi mạch, bán dẫn toàn cầu, dựa trên nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Trong đó, ưu tiên phát triển nhân lực cho khâu thiết kế và khâu kiểm thử trong chuỗi giá trị của bán dẫn và vi mạch.

Theo ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng trên địa bàn hiện nay có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động. Cụ thể, đã có khoảng 6 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn với 550 kỹ sư vi mạch bán dẫn.

a

Đà Nẵng xây dựng kế hoạch hình thành Trung tâm vi mạch bán dẫn trong thời gian tới.

“Con số trên là còn khá khiêm tốn so với nhu cầu về nhân lực chip bán dẫn được các cơ quan Trung ương và chuyên gia dự đoán trong thời gian tới. Để chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, TP. Đà Nẵng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp trong đó có ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn”, ông Minh cho biết.

Cũng thông tin từ vị này, các cơ sở giáo dục tại Đà Nẵng cũng đang tích cực xây dựng, mở các mã ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Trong đó có các đơn vị trường Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn đã công bố chương trình đào tạo và bắt đầu thực hiện công tác tuyển sinh trong năm 2024. Một số đơn vị khác khác cũng đang đẩy mạnh xúc tiến hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn,...

“Đà Nẵng cũng đang hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để triển khai các khóa đào tạo tiếp theo cho đội ngũ giảng viên cũng như nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn của thành phố hoặc cử giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn thành phố sang nghiên cứu, học tập trực tiếp tại các cơ sở đào tạo quốc tế”, ông Minh nói thêm.

Là một trong những đơn vị thực hiện đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU) cho hay đơn vị đã hoàn thành thủ tục và công bố tuyển sinh kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn năm 2024 với tổng chỉ tiêu dự kiến đào tạo từ 600 - 1.000 kỹ sư đến năm 2028. Cùng với đó, đơn vị cũng đã điều chỉnh chương trình đào tạo các ngành gần, trong đó có thêm định hướng vi mạch bán dẫn để đào tạo chuyển đổi các sinh viên từ năm 1 (khóa 2023) đến năm 3 (khóa 2021) nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế.

a

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn tổ chức khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh (VKU-SSTH) sau sự kiện.

“Trường cũng đã mở chương trình đào tạo thạc sỹ, phát triển nhóm nghiên cứu về vi mạch bán dẫn và lên kế hoạch đào tạo nhân lực về đóng gói, kiểm thử Vi mạch bán dẫn. VKU cũng đã hoàn thành Xây dựng Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh (SSTH); Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Công nghệ mới và Vi mạch bán dẫn với Nam Long Group...”, PGS.TS Huỳnh Công Pháp cho biết.    

Theo bà Susan Burn - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồ Chí Minh, phía Hoa Kỳ nhận thức vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc xây dựng các chuỗi cung ứng bán dẫn linh hoạt, và rất ủng hộ mạnh mẽ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp này tại Việt Nam. Thông tin từ vị này, các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD vào đây, đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và đổi mới.

“Điều này đặc biệt đúng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Các công ty Mỹ như Synopsys đã đi tiên phong trong việc tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp quan trọng này tại Việt Nam. Những sản phẩm này cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ điện thoại đến ô tô - cơ sở hạ tầng kỹ thuật số làm nền tảng cho nền kinh tế hiện đại”, bà Susan Burn cho hay.

Tại buổi khởi động, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn cũng đã tổ chức khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh (VKU-SSTH). Cùng với đó, VKU cũng khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn năm 2024 cho giảng viên nguồn của TP. Đà Nẵng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714204918 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714204918 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10