Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng

Diendandoanhnghiep.vn Đà Nẵng chú trọng phát triển kinh tế số và xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch,... tạo tiền đề cho nguồn nhân lực công nghiệp vi mạch bán dẫn phát triển.

>>Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào công nghệ cao

Tại Đà Nẵng, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định 5 lĩnh vực ưu tiên nguồn lực phát triển. Trong đó, có 1 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến triển khai chuyển đổi số là công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số.

Đối với 4 lĩnh vực còn lại cơ bản phát triển trên nền tảng và hạ tầng số bao gồm Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp - Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp - Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng - Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics.

Thông tin từ ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thì  kinh tế số của Đà Nẵng đã đóng góp 19,76% GRDP vào năm 2022. Ông Chinh cho biết hiện Đà Nẵng đã có 2450 doanh nghiệp công nghệ số, đứng thứ 2 toàn quốc sau TP.HCM và gấp 3 lần trung bình toàn quốc và có 46.000 nhân lực công nghệ số.

Về hạ tầng công nghiệp CNTT, Đà Nẵng hiện có 1 khu công nghệ cao, 6 khu công nghiệp và chế xuất và 3 khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm đang hoạt động, gồm Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu phức hợp FPT, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1.

Về hạ tầng công nghiệp CNTT, Đà Nẵng hiện có 1 khu công nghệ cao, 6 khu công nghiệp - chế xuất và 3 khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm đang hoạt động.

“Về nguồn nhân lực, mỗi năm có khoảng 750 sinh viên chuyên ngành liên quan điện tử, vi mạch tốt nghiệp. Thành phố Đà Nẵng cũng đã chú trọng phát triển kinh tế số, xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch. Đồng thời xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP, đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số với tối thiểu 7 Khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm”, ông Lê Trung Chinh nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng Đà Nẵng có thể phát triển nguồn nhân lực bán dẫn có năng lực cao bằng nhiều cách. Về phương án trước mắt, địa phương có thể hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu để triển khai các khóa học, thu hút nhân sự chất lượng cao về làm việc; xây dựng các cơ sở nghiên cứu tiên tiến.

“Đồng thời, Đà Nẵng có thể thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng xây dựng nhà máy bán dẫn ở Đà Nẵng để trở thành địa điểm có nhiều nhà máy bán dẫn, góp phần nội địa hóa chuỗi cung ứng bằng cách làm trọn vẹn quy trình gồm Thiết kế, sản xuất, đóng gói, kinh doanh”, ông Trương Gia Bình đề xuất.

a

Thành phố Đà Nẵng cũng đã chú trọng phát triển kinh tế số, xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP, đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số.

Để phát triển được nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (Đại học Đà Nẵng) kiến nghị địa phương có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển như xây dựng đề án tài trợ học phí cho sinh viên có hộ khẩu TP. Đà Nẵng, hỗ trợ chi phí chỗ ở cho sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ vi mạch, bán dẫn,... Cùng với đó, Đà Nẵng có thể xây dựng quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ khoa học, quỹ khởi nghiệp về vi mạch từ nguồn đóng góp, tài trợ của địa phương và doanh nghiệp đễ hỗ trợ.

“Cần có sự kết nối giữa nhà trường – doanh nghiệp, hỗ trợ đưa doanh nghiệp đến gần hơn với công tác đào tạo của các trường; tạo điều kiện cho các trường đại học tham gia sâu hơn, thường xuyên hơn trong các diễn đàn có liên quan”, vị này kiến nghị.

Được biết, thời gian tới UBND TP Đà Nẵng sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy công nghiệp vi mạch bán dẫn trên địa bàn để trình HĐND Thành phố trong kỳ họp tới. Trong đó, nghiên cứu cơ chế thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về Đà Nẵng làm việc để chuyển giao tri thức, kinh nghiệm với các hình thức thu hút làm việc ngắn hạn, dài hạn, liên kết trong đào tạo, nghiên cứu khoa học,.... Cùng với đó là chính sách hỗ trợ ban đầu để thu hút phát triển và lan tỏa việc nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho thiết kế chip bán dẫn và đóng gói, kiểm thử.

Song song, Đà Nẵng cũng sẽ xem xét đến việc đưa nội dung vi mạch, bán dẫn vào chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư, hợp tác quốc tế năm 2024. Trong đó, tập trung thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và bán dẫn, đóng gói và kiểm thử khi đầu tư vào Đà Nẵng. Trước mắt, phát huy và tăng cường liên kết giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - nhà khoa học nhằm phát triển nguồn nhân lực và tham mưu đề xuất các chính sách đối với ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714328765 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714328765 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10