Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực sạch nợ trái phiếu

Diendandoanhnghiep.vn Trong năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gần 300.000 tỉ đồng. Trong đó, tỷ lệ cao nhất, tới 41% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn, thuộc về nhóm bất động sản.

>>> Phát Đạt sạch nợ trái phiếu

Thống kê dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong năm 2023, có 35 công ty thuộc lĩnh vực bất động sản mua lại trước hạn nợ trái phiếu, với tổng số tiền hơn 20.000 tỉ đồng. Trong đó đáng chú ý dù thị trường bất động sản khó khăn nhưng có không ít doanh nghiệp bất động sản đã sạch nợ trái phiếu.

Phát Đạt có 6 dự án đủ điều kiện tốt nhất để tung ra thị trường

Phát Đạt có 6 dự án đủ điều kiện tốt nhất để tung ra thị trường

Nỗ lực "sạch nợ" trái phiếu

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã chi gần 459 tỷ đồng mua lại phần giá trị còn lại của hai lô trái phiếu, chính thức đưa dư nợ trái phiếu về 0 vào cuối năm 2023.

Chia sẻ về thông tin trên, ông Bùi Quang Anh Vũ - Tổng Giám đốc Phát Đạt cho hay, hiện doanh nghiệp có 6 dự án đủ điều kiện tốt nhất để tung ra thị trường với tổng doanh thu dự kiến hơn 40.000 tỷ đồng. Sản phẩm trọng tâm là căn hộ và đất nền, ngoài ra còn có sản phẩm bất động sản du lịch.

Dù chưa thể kỳ vọng thị trường ngay lập tức sôi động trở lại, song Phát Đạt có cơ sở nhất định để quyết tâm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và thiết lập mục tiêu kỳ vọng khả quan.

Tổng số tiền các doanh nghiệp đã chi ra để tất toán nợ trái phiếu theo HNX là khoảng 5.100 tỷ đồng.

Ngoài Phát Đạt, tính đến tháng 12/2023, lần lượt các doanh nghiệp bất động sản lớn như: Điền Phát Land, Vinh An Điền, Hoa Kim Anh, Minh Khang Điền, City Garden, Hong Lim Land, Downtown, NBB, CEO, HDG… đã chi từ 157 tỷ đồng đến 770 tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn, đồng thời xóa hết nợ trái phiếu.

Mới đây nhất, Tập đoàn BĐS An Gia (HoSE: AGG) cho biết, tổng dư nợ trái phiếu đang ở mức hơn 300 tỷ đồng, dự kiến được thanh toán toàn bộ trong nửa đầu năm 2024, đưa dư nợ về 0.

Nguồn tiền chi trả đến từ việc thu tiền theo tiến độ đối với các sản phẩm đã bán tại dự án Westgate (Bình Chánh). Đồng thời, tiếp tục triển khai kế hoạch kinh doanh các sản phẩm còn lại tại khu biệt lập The Standard (Bình Dương) và ra mắt thị trường dự án The Gió Riverside (Bình Dương).

Nguồn tiền được AGG chi trả đến từ việc thu tiền theo tiến độ dự án đã bán. Ảnh: Khu biệt lập The Standard Bình Dương.

Nguồn tiền được AGG chi trả đến từ việc thu tiền theo tiến độ dự án đã bán. Ảnh: Khu biệt lập The Standard Bình Dương.

Trong năm 2024, với nhiều tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản, An Gia tiếp tục "trung thành" với phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở thực. Công ty dự kiến triển khai kế hoạch kinh doanh các sản phẩm còn lại tại khu biệt lập The Standard và ra mắt dự án The Gió Riverside, chuẩn bị nguồn lực để chủ động và thích ứng với "bức tranh mới" của thị trường bất động sản.

 >> DẤU ẤN 2023 - Dốc sức "giải cứu" thị trường bất động sản

Còn nhiều thách thức

Theo đánh giá của các chuyên gia, dù đã qua thời điểm khó khăn nhất, song thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức. Năm 2024 là đỉnh đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng kỷ lục, cũng là năm các quy định của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (Nghị định 65) chính thức triển khai đầy đủ sau một thời gian giãn, hoãn theo Nghị định số 08/2023/NĐ-CP.

Số liệu báo cáo của tổ chức FiinGroup cho thấy, lượng trái phiếu đáo hạn năm 2024 (cả gốc và lãi) khoảng 380.000 tỉ đồng, trong đó 70% tập trung vào 2 nhóm ngành chính là bất động sản và ngân hàng; riêng lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn hơn 110.000 tỉ đồng.

Nhóm phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng cho rằng, áp lực trái phiếu đáo hạn tương đối lớn tập trung trong năm 2024 – 2025 sẽ kéo theo nguy cơ nợ xấu đến từ một số doanh nghiệp gặp khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản. Việc đàm phán gia hạn chỉ giúp chậm lại thời điểm thanh toán và trong nhiều trường hợp khiến doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất cao hơn. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp sẽ vẫn hạn chế, chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn, có uy tín tốt và tài sản đảm bảo pháp lý rõ ràng.

Cách đây vài tháng, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép gia hạn Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP thêm 12 tháng đến hết ngày 31-12-2024, thay vì đến hết ngày 31-12-2023 để từng bước xây dựng hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm sự phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, để cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau vượt khó.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, sang năm 2024, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ là năm cao điểm nhất trong 3 năm gần đây (năm 2022 chỉ có 144.500 tỉ đồng, năm 2023 là 271.400 tỉ đồng). Do đó, ông Châu cho rằng rất cần thiết tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định 08 trong năm 2024.

"HoREA đề nghị Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận cho gia hạn việc áp dụng Điều 3 Nghị định 08/2023 thêm 12 tháng, đến hết ngày 31-12-2024 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn. Để doanh nghiệp có thêm thời gian tái cơ cấu lại các khoản nợ, đẩy mạnh đầu tư giúp quá trình phục hồi, phát triển trở lại" - Ông Châu nhấn mạnh.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực sạch nợ trái phiếu tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714246737 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714246737 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10