Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm: Quy định hợp đồng bảo hiểm còn nhiều mâu thuẫn

ĐỖ HUYỀN 26/03/2021 11:00

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 thì đối tượng bảo hiểm không tồn tại tại thời điểm giao kết thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị vô hiệu.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Với quy định này, VCCI đề nghị ban soạn thảo cân nhắc lại quy định này, vì các bên có thể bảo hiểm cho tài sản hình thành trong tương lai (nhà ở) – đối hiểm chưa tồn tại tại thời điểm giao kết. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo hoặc bỏ quy định này hoặc quy định tính đặc thù cho một số loại bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm cho nhà ở hình thành trong tương lai).

Điểm c khoản 1 Điều 23 Dự thảo quy định “tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra” là một trong các trường hợp xác định hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Đối với trường hợp bảo hiểm sức khỏe, tại thời điểm giao kết hợp đồng, nếu bên mua đã biết mình bị bệnh nhưng không cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm, khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, bên mua yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm cho chi phí chữa bệnh, thì có được xem là tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra không?

Bởi vì, trong trường hợp này quyền lợi được bảo hiểm là sức khỏe của bên mua bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm xảy ra khi bên mua bị bệnh và phải điều trị.

VCCI nhấn mạnh: “Nếu trường hợp trên được xem là trường hợp bên mua đã biết sự kiện bảo hiểm xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng thì trường hợp này cũng được xem là trường hợp bên mua không cung cấp thông tin chính xác và thông tin này liên quan trực tiếp đến sự kiện bảo hiểm”, VCCI nói.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 19 Dự thảo thì khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin đã biết hoặc phải biết về đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm (khoản 1); trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin không chính xác, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện vấn đề này sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc vẫn chấp nhận bảo hiểm (khoản 3).

Do đó, VCCI cho rằng trường hợp “tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra” có thể cùng lúc áp dụng Điều 23 và Điều 19, trong khi hậu quả pháp lý của hai Điều khoản này là khác nhau: i) Hợp đồng vô hiệu; ii) Bên mua hoặc hủy bỏ hợp đồng hoặc vẫn chấp nhận hợp đồng đó.

Do đó, VCCI đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, xem xét đến trường hợp trên để đảm bảo thống nhất trong các quy định trong Dự thảo và thuận lợi trong thực tế áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI đề xuất xem xét lại mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

    02:43, 29/12/2020

  • VCCI đề xuất xóa bỏ độc quyền trong cơ chế duyệt phim

    04:30, 13/12/2020

  • VCCI ra mắt web hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua Covid-19

    02:28, 11/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm: Quy định hợp đồng bảo hiểm còn nhiều mâu thuẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO