Gia Lai: Doanh nghiệp chủ động giải pháp sản xuất trong mùa dịch

MAI CHIẾN 29/09/2021 11:29

Với phương châm sống chung với dịch, nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đã chủ động đưa ra phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của đơn vị.

Với khoảng 40 người lao động, kể cả người quản lý để đảm bảo sản xuất Công ty TNHH MTV Vật liệu Nhẹ Gia Nghĩa buộc phải đưa ra những giải pháp, điều kiện sản xuất an toàn. Một trong những điều kiện đưa ra cho công nhân đứng các vị trí là, khoảng cách tối thiểu từ 2m, không quá tập trung đông người trong một công đoạn sản xuất, chia ca, làm lệch giờ. Đây là giải pháp mà Công ty TNHH MTV Vật liệu Nhẹ Gia Nghĩa đưa ra để đảm bảo sản xuất cho những đơn hàng đã được ký kết từ đầu năm. Đại diện doanh nghiệp ông Trần Hoàng Gia cho biết “Để vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo tiến độ sản xuất chúng tôi phải đưa ra những giải pháp điều kiện cụ thể cho người lao động. Đây là điều kiện để công ty bắt nhịp sản xuất trong tình hình mới, đảm bảo ổn định việc làm  và thu nhập cho người lao động.”

Với phương châm sống chung với dịch, nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đã chủ động đưa ra phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của đơn vị.

Với phương châm sống chung với dịch, nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đã chủ động đưa ra phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của đơn vị.

Tương tự, tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây lắp điện (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) có đến 80 công nhân lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, do dịch bệnh phức tạp, nhất là thời điểm TP. Pleiku thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, một số công nhân ở các huyện Ia Grai, Đak Đoa, Chư Sê không thể đến Công ty làm việc, sản lượng theo đó cũng giảm xuống một nửa. Trước khi dịch bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai, doanh nghiệp ghi nhận hàng năm sản xuất khoảng 12.000 cột điện bê tông ly tâm và 7.000 - 8.000 m2 cống tròn bê tông ly tâm, doanh thu từ 50 - 60 tỷ đồng.

Từ khi dịch bùng phát và diễn biến phức tạp, lượng lao đọng giảm xuống một nửa. Cộng thêm việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa trong thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn; phát sinh chi phí xét nghiệm COVID-19 để làm giấy thông hành cho các tài xế; cước vận chuyển vật tư nguyên liệu đầu vào như sắt, thép tăng từ 450.000 đồng/tấn lên 600.000 đồng/tấn.

Ông Lê Văn Lộc - Giám đốc Công ty cổ phần Bê tông và Xây lắp điện thông tin “Do dịch bệnh, một số đơn vị xây lắp ngoài tỉnh trúng thầu tại Gia Lai cũng gặp khó khăn trong việc huy động nhân công, nhiều đơn vị chưa triển khai thi công nên đầu ra của doanh nghiệp giảm 15-20% so với năm trước. Lượng công nhân giảm một nửa, doanh thu giảm sút. Nhưng nay tỉnh Gia Lai đã kịp thời xử lý các ổ dịch bùng phát nên chúng tôi đã chủ động bắt nhịp lại để đưa mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường. Hiện nay chúng tôi đã có 82 công nhân được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng chống covid. Đây là giải pháp và cố gắng của Doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất. Hiện tại mức sản xuất được khoảng 80% công suất, lực lượng lao động cũng tăng dần lên nhằm phục vụ các dự án cuối năm, bù đắp khoảng thiệt hại trong thời gian qua”.

2.Công nhân các huyện đổ về thành phố lao động giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất

Công nhân các huyện đổ về thành phố lao động giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như sản xuất chanh dây, sữa, may mặc cho biết vẫn duy trì sản xuất kịp thời chuyển đổi trạng thái trong tình hình mới. Tính trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có khoàng 20 khu - cụm công nghiệp, khu kinh tế với hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động. Tại khu Công nghiệp Trà Đa có 55 nhà đầu tư, triển khai 62 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.292 tỷ đồng, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 9 tháng hơn 2.115 tỷ đồng. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Trà Đa ước đạt trên 67 triệu USD, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh thuận lợi thì khó khăn lớn nhất nằm ở việc lưu thông hàng hóa, thời gian vận chuyển lâu ảnh hưởng đến công tác bảo quản cũng như chất lượng hàng hóa; hầu hết các chi phí về lưu thông, vận chuyển, lưu kho bãi đều tăng. Nhiều chi phí phát sinh như: chi phí cách ly, chi phí test nhanh.

Theo ông Nguyễn Đăng Khoa - Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cho biết: “Song hành với phòng chống dịch bệnh của chính quyền địa phương thì hầu hết các doanh nghiệp và người lao động đều có ý thức bảo vệ mình, gia đình, doanh nghiệp và cộng đồng; cam kết thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và Một cung đường - hai điểm đến, vừa đảm bảo phòng-chống dịch vừa tăng trưởng kinh tế. Nhiều doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ là sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ”. Ngoài ra chúng tôi vẫn triển khai xây dựng kịch bản, phương án phòng-chống dịch COVID -19. Do vậy, đến thời điểm hiện tại, ở Khu Công nghiệp Trà Đa và Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh không có trường hợp nhiễm COVID-19, các doanh nghiệp cơ bản duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Có thể bạn quan tâm

  • Gia Lai lên kế hoạch ứng phó với chuỗi ca bệnh COVID-19 mới thế nào?

    Gia Lai lên kế hoạch ứng phó với chuỗi ca bệnh COVID-19 mới thế nào?

    09:23, 28/09/2021

  • Gia Lai: Doanh nghiệp cần làm gì để vật liệu xây dựng không nung “cất cánh”?

    Gia Lai: Doanh nghiệp cần làm gì để vật liệu xây dựng không nung “cất cánh”?

    11:02, 08/09/2021

  • Gia Lai: TP Pleiku siết chặt kiểm soát người ra, vào địa bàn

    Gia Lai: TP Pleiku siết chặt kiểm soát người ra, vào địa bàn

    10:37, 09/09/2021

  • Gia Lai: Doanh nghiệp bất động sản gặp khó vì dịch

    Gia Lai: Doanh nghiệp bất động sản gặp khó vì dịch

    14:56, 03/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gia Lai: Doanh nghiệp chủ động giải pháp sản xuất trong mùa dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO