Giá vàng thế giới giảm sâu, trong nước đứng yên

ĐÌNH ĐẠI 20/08/2022 13:00

Trong khi giá vàng thế giới giảm sâu, thì giá vàng trong nước tăng giá hoặc đứng yên, khiến giá vàng miếng SJC trong nước đắt hơn giá thế giới hơn 18.750.000 đồng/lượng.

>>>Vàng giảm giá còn gần 49 triệu đồng/lượng

Trên thị trường thế giới, thời điểm lúc 9 giờ 30 sáng nay, ngày 20/8 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch quanh mức giá 1.747 USD/ounce, giảm hơn 11 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. Giá vàng tương lai giao tháng 10/2022 trên sàn Comex New York giảm 5,4 USD xuống 1.761,1 USD/ounce. Giá vàng thế giới quy đổi còn tương đương 48.444.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tiếp tục “lao dốc” không phanh chủ yếu do đồng USD đã tăng giá lên mức cao nhất trong 5 tuần qua - Nguồn: kitco.com.

Giá vàng thế giới tiếp tục “lao dốc” không phanh chủ yếu do đồng USD đã tăng giá lên mức cao nhất trong 5 tuần qua - Nguồn: kitco.com.

Giá vàng thế giới tiếp tục “lao dốc” không phanh chủ yếu do đồng USD đã tăng giá lên mức cao nhất trong 5 tuần qua khi các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất để chống lại lạm phát.

Theo đó, rạng sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tiếp tục tăng 0,58 % lên vượt mức 108, gần mức cao nhất trong 2 thập kỷ qua được ghi nhận vào tháng 7.

Bên cạnh đó, tâm lý thị trường đã được định hình phần lớn bởi các hành động gần đây của FED về vấn đề tăng lãi suất cao. Thị trường đang kỳ vọng lãi suất sẽ được nâng lên thêm 0,5 điểm % trong cuộc họp tháng 9. Sau đó, một số dữ liệu về thị trường việc làm và nhà ở cũng đưa ra các đánh giá tích cực.

Theo một số nhà phân tích thị trường, lãi suất có thể duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn có thể là một tiêu cực cho thị trường vàng. Wang Tao, chuyên gia của hãng tin Reuters cho hay về mặt kỹ thuật, giá vàng giao ngay có thể giảm xuống 1.744 USD/ounce vì kim loại này đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.759 USD/ounce trước đó. 

Còn theo ông Bart Melek - Giám đốc chiến lược TD Securities, CPI tháng 7 thấp hơn dự báo do giá năng lượng giảm nhưng áp lực lạm phát sẽ trở lại khi thời tiết lạnh hơn. Vì thể, FED sẽ không thể dễ tính trong việc điều chỉnh hay xoay trục chính sách lãi suất trong năm nay.

Vị chuyên gia của TD Securities nhận định, FED và ngân hàng trung ương Mỹ vẫn coi lạm phát là mối đe dọa hàng đầu nên vàng có ít "cửa sáng" trong thời gian tới. Nếu không có sự kiện đặc biệt, giá kim loại quý này có thể tụt về mốc 1.700 USD/ounce.

>>>Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh

Tại thị trường trong nước, trong hai phiên giao dịch gần đây, giá vàng trong nước luôn đi ngược với giá thế giới. Nếu như trong phiên giao dịch ngày 19/8, mặc cho giá vàng miếng thế giới giảm sâu, giá vàng SJC trong nước có thời điểm vẫn tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/lượng.

Trong khi giá vàng thế giới giảm sâu, thì giá vàng trong nước tăng giá hoặc đứng yên, khiến giá vàng miếng SJC trong nước đắt hơn giá thế giới hơn 18.750.000 đồng/lượng.

Trong khi giá vàng thế giới giảm sâu, thì giá vàng trong nước tăng giá hoặc đứng yên, khiến giá vàng miếng SJC trong nước đắt hơn giá thế giới hơn 18.750.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch sáng nay, mặc dù giá vàng thế giới giảm sâu, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước vẫn “án binh bất động”, không điều chỉnh giá vàng miếng theo xu hướng giảm giá của thế giới. Do đó, giá vàng SJC trong nước đang cao hơn giá thế giới hơn 18.750.000 đồng/lượng.

Cụ thể, tại thị trường TP.HCM Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết vàng miếng với mức giá 66.200.000 đồng/lượng mua vào và 67.200.000 đồng/lượng bán ra, không thay đổi so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua. Công ty SJC cũng không thay đổi giá mua bán vàng miếng ở hai thị trường lớn khác là Hà Nội và Đà Nẵng, tuy nhiên, giá bán ở hai thị trường này cao hơn TP.HCM 20.000 đồng/lượng. Chênh lệch biên độ mua và bán của thương hiệu vàng quốc gia hiện vẫn là 1.000.000 đồng/lượng.

Tương tự, VietinBank Gold cũng niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 66.200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 67.220.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, không thay đổi so với giá chốt phiên giao dịch trước đó. Thương hiệu DOJI Sài Gòn cũng giữ nguyên mức giá mua- bán so với chốt phiên giao dịch ngày 19/8 là 66.200.000 đồng/lượng mua vào và 67.100.000 đồng/lượng bán ra.

Cùng thời điểm, thương hiệu Phú Quý SJC giữ nguyên mức giá mua vào, nhưng tăng nhẹ 30,000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 19/8. Giá mua-bán vàng miếng của thương hiệu này là 66.200.000 đồng/lượng mua vào và 67.130.000 đồng/lượng bán ra.

Trong khi giá vàng miếng SJC đứng yên, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng đồng loạt giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 19/8. Hiện giá mua bán vàng trang sức của PNJ là 51.500.000 đồng/lượng và 52.600.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng SJC và vàng trang sức hiện là 14.600.000 đồng/lượng.

Có thể bạn quan tâm

  • Vàng giảm giá còn gần 49 triệu đồng/lượng

    Vàng giảm giá còn gần 49 triệu đồng/lượng

    16:00, 18/08/2022

  • Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh

    Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh

    16:30, 16/08/2022

  • Vàng tuột khỏi ngưỡng 1.800 USD/ounce

    Vàng tuột khỏi ngưỡng 1.800 USD/ounce

    10:24, 15/08/2022

  • Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng áp lực bán tháo

    Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng áp lực bán tháo

    05:15, 14/08/2022

  • Vàng SJC trong nước giảm trái chiều với thế giới

    Vàng SJC trong nước giảm trái chiều với thế giới

    12:00, 10/08/2022

  • Đồng USD suy yếu, vàng tăng giá mạnh

    Đồng USD suy yếu, vàng tăng giá mạnh

    12:00, 09/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá vàng thế giới giảm sâu, trong nước đứng yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO