Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng tại buổi tiếp Đoàn công tác do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan thăm Hải Phòng.
>>>Hải Phòng đưa ra chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Theo ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng có 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ Hà Lan với tổng vốn đầu tư gần 300 triệu USD.
Các dự án tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: đóng tàu, sản xuất các máy móc thiết bị ngành hàng hải, kinh doanh thương mại... Nổi bật là Dự án nhà máy đóng tàu của Công ty TNHH Đóng tàu Damen - Sông Cấm, dự án Automotive Việt Nam sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác.
Những kết quả hợp tác về kinh tế giữa Hải Phòng với các doanh nghiệp của Hà Lan thời gian qua đáng khích lệ, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên. Trong khi đó Hà Lan là quốc gia có thế mạnh về các lĩnh vực cảng biển, logistic và quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nước, thuỷ lợi. Đây cũng là những ngành, lĩnh vực mà Hải Phòng đang có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Theo ông Tùng, năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan, Chủ tịch UBND Thành phố mong muốn ngài Đại sứ với vai trò cầu nối sẽ thúc đẩy các hoạt động hợp tác, tổ chức các sự kiện giao lưu văn hoá, kết nối doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, thương mại... để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Hải Phòng với các địa phương và doanh nghiệp của Hà Lan.
Nhằm thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ phát triển cảng biển và logistics của Hải Phòng thông minh, bền vững hơn, ngày 30/11 tới đây, tại TP.Hải Phòng, bà Liesje Schreinemacher, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan sẽ có chuyến thăm chính thức Hải Phòng và tham dự Hội nghị bàn tròn về logistics và phát triển cảng biển.
Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Kees van Baar chúc mừng và bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng. Sau cuộc làm việc, Đoàn sẽ tăng cường thông tin những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng tới người dân và các doanh nghiệp Hà Lan. Đồng thời mong muốn thành phố tiếp tục tạo điều kiện để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Tại hội nghị về logicstics và phát triển cảng biển sắp tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp của Hà Lan thuộc các lĩnh vực hàng không, cảng biển, đường thuỷ nội địa... tham dự. Các doanh nghiệp đều mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư, triển khai nhiều dự án sản xuất tại Hải Phòng.
Trước đó, Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan và đoàn doanh nghiệp hàng hải Hà Lan. Tại buổi làm việc nhiều doanh nghiệp Hà Lan muốn đầu tư lĩnh vực hàng hải tại Hải Phòng.
Theo lãnh đạo Đại sử quán Hà Lan tại Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư tại Hải Phòng không chỉ mang đến lợi ích về kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân nơi đây. Đồng thời mong muốn, trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp Hà Lan được tìm hiểu và đầu tư tại Hải Phòng; đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Qua đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại giữa hai bên.
Tính đến nay, trên địa bàn TP Hải Phòng có 11 dự án đầu tư của nhà đầu tư Hà Lan với số vốn đầu tư 156,25 triệu USD. Nhiều doanh nghiệp Hà Lan rất quan tâm tìm hiểu cơ hội hợp tác với cảng Hải Phòng, dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện và ngành đóng tàu Hải Phòng sau khi tái cơ cấu… Đây đều là những doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín của ngành hàng hải và đóng tàu nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển tự động hóa, công nghệ hàng hải, công nghệ đóng tàu, tư vấn đầu tư vào Việt Nam, cung cấp thiết bị và dịch vụ hàng hải.
Trong số các dự án do phía Hà Lan đầu tư, Damen – Sông Cấm là điển hình cho sự hợp tác giữa Hà Lan vào Hải Phòng. Được biết, Công ty TNHH đóng tàu Damen - Sông Cấm là liên doanh giữa tập đoàn Damen (Hà Lan) và Công ty đóng tàu Sông Cấm có trụ sở ở huyện Thủy Nguyên. Liên doanh được lập năm 2007 với vốn điều lệ gần 855 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Damen góp 598 tỷ đồng, tương đương 70% vốn; 30% vốn còn lại là của CTCP Đóng tàu Sông Cấm.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH đóng tàu Damen - Sông Cấm: Đây là nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu công tác ở nước ngoài lớn nhất của tập đoàn đóng tàu Damen theo tiêu chuẩn châu Âu tại Việt Nam. Các sản phẩm tàu công tác từ Công ty TNHH Damen - Sông Cấm chất lượng, đạt đẳng cấp châu Âu, có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới.
Được biết, trong bối cảnh u ám của ngành đóng tàu Việt Nam với hàng loạt các “ông lớn” thua lỗ, phá sản hay vẫn lay hoay tái cơ cấu… thì thành công của mô hình liên doanh Damen - Sông Cấm thực sự là tín hiệu vui về sự khởi sắc của ngành đóng tàu Việt Nam. Đặc biệt, công ty là đối tác chủ yếu sản xuất các sản phẩm tàu thủy cho Tập đoàn Damen.
Với sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đóng tàu hiện đại của Hà Lan và sự giám sát thi công các sản phẩm đóng mới của công ty đảm bảo chất lượng tương đương sản phẩm mẫu đóng tại Hà Lan.
Có thể bạn quan tâm