“Kinh doanh liêm chính được hiểu làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai ở xung quanh mình/hoặc không có ai theo dõi mình”.
>>Làn sóng khởi nghiệp liêm chính trong cộng đồng ASEAN
Ông Trương Thanh Hùng, Giám đốc Finno Group, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia - VSMA đã nhấn mạnh: “Kinh doanh liêm chính giờ không còn là đạo đức thuần túy mà là vấn đề pháp lý, cũng không còn là vấn đề nội bộ doanh nghiệp mà của xã hội”.
Theo chia sẻ của chị Nguyễn Hồng Thủy, Giám đốc Công ty Nguyễn Kim Thành Đạt, thành viên Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia khu vực phía Nam: “Đây là một sự tranh đấu rất lớn bởi mỗi năm, một doanh nghiệp nhỏ có không ít hợp đồng, nhưng nếu mình không kiên quyết thì những năm sau này, sự việc vẫn tiếp diễn thì không đúng tinh thần khởi nghiệp liêm chính”.
Bà Vũ Thị Liễu, Giám đốc Công ty CP Nghiên cứu Sản xuất và Phát triển Sợi ECO cũng đồng tình và có chia sẻ thêm rằng: “Đây là vấn đề không đơn giản, bởi nếu anh không bắt tay, thì người khác sẽ bắt tay; anh làm tốt, sẽ có doanh nghiệp khác làm tốt hơn anh... Điều quan trọng nhất, nếu doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu của mình thì hãy lựa chọn kinh doanh liêm chính, kiên quyết nói “không” với gửi giá,” không” với báo giá đệm”.
Câu chuyện về quà tặng, biếu – cũng là tình huống khó xử khác, được gắn với văn hóa không chỉ của doanh nghiệp mà giờ một quốc gia. Quà tặng thể hiện tinh thần thiện chí và sự tôn trọng, đồng thời thúc đẩy giao tiếp và các mối quan hệ tích cực.
>>Khai giảng Khóa huấn luyện Khởi nghiệp liêm chính và Đổi mới sáng tạo tại Cần Thơ
>>Khai giảng khóa đào tạo Khởi nghiệp liêm chính và đổi mới sáng tạo Quảng Ninh
Tuy nhiên, việc quản lý các vấn đề đạo đức và tuân thủ xung quanh vấn đề quà biếu và lòng hiếu khách cũng là một thách thức.
Trên thực tế, một số lãnh đạo doanh nghiệp thường cho rằng nhân viên của họ biết cách ứng xử có đạo đức và có trách nhiệm. Đó là một sai lầm bởi không thể máy móc nghĩ rằng mọi người đều có cùng quan điểm. Muốn để họ cùng quan điểm thì doanh nghiệp cần có Bộ Quy tắc ứng xử.
Bạn Bùi Thị Hoa Hậu – CEO Công ty TNHH Giải pháp Chiến lược BSN cho biết: “Khi bước vào kinh doanh, tôi đã dần hiểu và ý thức liêm chính cần được tư duy thiết kế từ trong mindset của người lãnh đạo, và quản trị liêm chính cần thực hiện ngay từ ban đầu. Hơn ai hết, người lãnh đạo sẽ hiểu doanh nghiệp của mình nhất và hãy cứ xây dựng bộ qui tắc ứng xử, rồi tập huấn cho nhân viên, giám sát thực hiện. Qua từng năm, Bộ qui tắc sẽ bổ sung dần những qui định phù hợp”.
Còn bạn Nguyễn Xuân Duy – Giám đốc Chiến lược Công ty TNHH An Việt Nông đã khẳng định: “Con người liêm chính sẽ có hành động liêm chính nên không quá khó để thực hiện nếu ta quyết tâm”.
Theo các chuyên gia của UNDP, có 4 động lực được chỉ ra để kinh doanh liêm chính. Đó là la bàn đạo đức của chính bạn, chất lượng hệ thống quản lý của bạn, pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế tốt nhất. Thực hiện kinh doanh liêm chính sẽ góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch hơn trên thị trường. Vấn đề là mặc dù ở một mức độ nào đó, tất cả các công ty sẽ hoạt động trong bối cảnh văn hóa kinh doanh và pháp luật trong nước nhưng thái độ của một công ty nhỏ đối với sự kinh doanh liêm chính cuối cùng phụ thuộc vào chính các bạn và hệ thống niềm tin cá nhân.
Có thể bạn quan tâm