Làn sóng các công ty toàn cầu có trụ sở tại Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa dừng lại.
>>>Vì sao các tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn Việt Nam?
Mới đây, Compal Electronics, nhà sản xuất thiết bị điện tử thông minh toàn cầu, đối tác hàng đầu của những Dell, Apple và HP, được cho là đã lên kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.
Ngoài Compal, nhà cung cấp giải pháp mạng Accton, nhà sản xuất mô-đun làm mát Nidec Chaun-Choung Technology, nhà sản xuất bản lề Shin Zu Shing, nhà sản xuất linh kiện ô tô và khung gầm Getac và nhà sản xuất khung kim loại Ju Teng đều đã tiết lộ kế hoạch thành lập hoặc mở rộng công suất tại Việt Nam.
>>>Pegatron sẽ mở rộng tại Việt Nam?
>>>Vì sao Foxconn, Pegatron, Luxshare... lựa chọn Việt Nam?
Chính sách COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc
Theo một báo cáo từ hãng tin AFP của Pháp, Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng áp dụng chiến lược zero-Covid. Điều này đã đặt các công ty đa quốc gia tại nước này vào nguy cơ đóng băng các hoạt động và làm rối loạn chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với các nhà máy của họ.
Đã nhiều tháng qua, những hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt của chính quyền Bắc Kinh, bao gồm việc phong tỏa và hạn chế đi lại tại hàng chục thành phố, từ trung tâm kinh doanh Thượng Hải cho đến tỉnh Cát Lâm ở phía bắc, đã khiến các công ty toàn cầu có trụ sở tại nước này gặp vô vàn khó khăn trong việc duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất.
Một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ được công bố trong tuần trước đã cho thấy hầu hết các công ty toàn cầu được hỏi đều cắt giảm dự báo doanh thu, trong khi một nghiên cứu riêng biệt, 11% các công ty châu Âu cho biết họ sẽ giảm quy mô hoạt động tại Trung Quốc vì các biện pháp của hạn chế COVID-19 của Bắc Kinh.
Theo một số liệu chính thức, khoảng 1,3 triệu doanh nghiệp đã hủy đăng ký kinh doanh tại Trung Quốc chỉ trong tháng 3, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, với việc Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây tiếp tục ủng hộ chiến lược zero-Covid của chính phủ, các nhà quan sát không mong đợi các nhà chức trách Bắc Kinh sẽ xoay trục khỏi chiến lược này ngay cả khi nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Và điều này đã tạo ra một làn sóng các công ty toàn cầu đang lên kế hoạch rời bỏ Trung Quốc và mở rộng sản xuất sang nước khác.
Điểm đến Việt Nam?
Như nói ở trên, Compal Electronics, nhà sản xuất thiết bị điện tử thông minh toàn cầu, đang có kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam. Số lượng đơn hàng ngày càng tăng và chính sách COVID không khoan nhượng của Trung Quốc đã khiến công ty phải tích cực nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, không phải thời điểm này Compal mới để mắt đến việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Năm 2007, họ đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đầu tư và khởi công xây dựng nhà xưởng tại KCN Bá Thiện, song dự án sản xuất máy tính xách tay với vốn đăng ký 500 triệu USD của tập đoàn này đã không thể triển khai đúng tiến độ, dẫn đến việc tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi lại toàn bộ 325ha diện tích dự án vào năm 2014.
Sau đó, đến năm 2018, Compal lại tiếp tục bày tỏ mong muốn được quay trở lại đầu tư. Nhà máy thứ hai của Compal tại Việt Nam đã hoàn thành xây dựng vào tháng 5 năm 2021 và đi vào sản xuất số lượng lớn kể từ đó. Nhà máy hiện đang hoạt động với 50% công suất và dự kiến sẽ hoạt động hết công suất sớm nhất vào cuối năm 2022.
Đầu tháng 6/2022, đại diện Compal đã đến thăm tỉnh Quảng Ninh để khảo sát và tìm hiểu cơ hội đầu tư. Quảng Ninh hiện được coi là một trong những tỉnh có vị thế rất mạnh trong việc phát triển cơ sở sản xuất điện tử với cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, cũng như có sự kết nối tốt với Trung Quốc và các trung tâm sản xuất lớn của miền Bắc như Hà Nội và Hải Phòng.
Trong khi đó, theo chủ tịch Compal, ông Martin Wong cho biết sẽ có một chuyến thăm khác tới Việt Nam vào tháng 7 để tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy mới khi các khách hàng đang quan tâm đến việc di dời các địa điểm sản xuất ra ngoài Trung Quốc.
Có thể thấy, mặc dù Mỹ đang tìm cách dỡ bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng các hoạt động di dời sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác như Việt Nam, vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao các tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn Việt Nam?
05:22, 26/06/2022
Vì sao FDI yên tâm “đổ bộ” vào Vĩnh Phúc?
01:00, 19/06/2022
Foxconn đối mặt với sự cạnh tranh giành nhân viên tại Việt Nam
04:45, 13/06/2022
Apple liệu có mở rộng tại Việt Nam?
05:00, 20/05/2022
Thực hư chuyện Apple chuyển dây chuyền sản xuất iPad sang Việt Nam?
04:00, 03/06/2022