Foxconn đối mặt với sự cạnh tranh giành nhân viên tại Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Đối tác lắp ráp của Apple, Foxconn Việt Nam đang phải đối mặt với việc “săn trộm” công nhân. Đến mức chủ tịch Tập đoàn, Young Liu, phải lên tiếng cáo buộc một số đối thủ.

>>>Vì sao công nhân khó "an cư lạc nghiệp"?

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh và phát triển, cùng với đó là việc khan hiếm lao động phổ thông tại Việt Nam, có lẽ những cáo buộc từ người đứng đầu một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Đài Loan đang cho thấy nhiều vấn đề trong việc giữ chân người lao động của công ty.

chủ tịch Tập đoàn, Young Liu, phải lên tiếng cáo buộc một số đối thủ.

Chủ tịch Tập đoàn Foxconn, Young Liu, mới đây đã lên tiếng cáo buộc một số đối thủ "săn trộm" công nhân tại Việt Nam.

Trên thực tế, Foxconn và các công ty khác đang trong quá trình mở rộng hoặc khai trương các hoạt động mới tại Việt Nam, như một phần trong nỗ lực của “gã khổng lồ” Apple nhằm đưa nhiều hoạt động sản xuất của mình ra bên ngoài Trung Quốc trong thời điểm gần đây. Tuy nhiên, Foxconn dường như đang trở thành “nạn nhân” của sự gia tăng hoạt động đó.

Theo Bloomberg đưa tin, khi phát biểu với giới truyền thông hôm thứ Bảy, Chủ tịch Foxconn, Young Liu chia sẻ về một “cuộc đấu tranh” ở Việt Nam khi các công ty đối thủ đang thiết lập hoạt động tại Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của họ được cho là đang mở các cơ sở gần các cơ sở của Foxconn trong nước, họ đã “săn trộm” công nhân của Foxconn và hưởng lợi từ nguồn kiến thức và kỹ năng đã được công ty đào tạo.

Mặc dù Young Liu từ chối nêu tên các công ty cụ thể, nhưng khẳng định "động thái này là không thể chấp nhận được”.

Rõ ràng, đây đang là một vấn đề lớn với Foxconn, đối tác hàng đầu của Apple khi mà gần đây, “gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ đã nói chuyện với các nhà cung cấp của mình để cố gắng tăng số lượng sản xuất bên ngoài Trung Quốc, một động thái có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ở các quốc gia khác như Việt Nam đã được bao gồm trong chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, hồi đầu tháng 6, Apple đã “bắn” thông tin rằng, họ sẽ chuyển hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam trong bối cảnh trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung những năm qua và các biện pháp “zero-Covid” không khoan nhượng của chính quyền Bắc Kinh.

>>>Vì sao Foxconn, Pegatron, Luxshare... lựa chọn Việt Nam?

>>>Thực hư chuyện Apple chuyển dây chuyền sản xuất iPad sang Việt Nam?

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào vấn đề Foxconn bị “đào chân tường” tại Việt Nam, có thể thấy việc họ đang đánh mất công nhân cũng có khá nhiều lý do.

Theo một nghiên cứu của các công ty tư vấn việc làm cho thấy, hầu hết người lao động “nhảy việc” liên quan đến bốn lý do cốt lõi: Kiếm được nhiều tiền hơn cho cùng một vị trí công việc; có nhiều cơ hội thăng tiến hơn hoặc là điều kiện làm việc tốt hơn và có thể là việc liên quan đến các xung đột cá nhân với nhân viên hiện tại. Về cơ bản, có lẽ Foxconn đã không thể giải quyết được ba mục đầu tiên để giảm thiểu vấn đề nhân viên đi nơi khác.

Việc người lao động

Việc người lao động "nhảy việc" liệu có xuất phát từ bản thân của Foxconn?

Trên thực tế, Foxconn là một đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple - thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới. Hiện tại, tập đoàn của Đài Loan đang có 5 nhà máy với khoảng 60.000 người lao động tại Việt Nam, tập trung ở các khu công nghiệp đặt tại Bắc Ninh và Bắc Giang.

Nhưng, mức lương cơ bản của công ty thời điểm này tại Việt Nam chỉ là khoảng 4,9 triệu đồng/tháng, theo website tuyển dụng của công ty. Bên cạnh đó, một số khoản trợ cấp, làm thêm giờ và tăng ca có thể đưa mức thu nhập thực tế của công nhân khi làm việc tại Foxconn đạt khoảng 8 - 10 triệu đồng.

Trong bối cảnh hiện tại, đó là một mức đãi ngộ ở phân khúc “trung bình” đối với người lao động tại Việt Nam. Bởi tại bất cứ một nhà tuyển dụng lao động lớn nào ở Việt Nam thời điểm hiện tại, người lao động cũng đều có thể đạt được mức thu nhập trên, thậm chí còn cao hơn nữa trong cùng một công việc.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, nơi Foxconn là nhà tuyển dụng lớn nhất đất nước, họ đã từng đưa ra khoản tiền thưởng 1.470 USD bên cạnh mức lương hàng tháng 1.080 USD nếu họ chấp nhận ở lại làm việc tại nhà máy lắp ráp iPhone thay vì về quê ăn tết trong dịp cuối năm vừa qua. Về cơ bản, đây là gói ưu đãi tương tự được cung cấp vào mùa hè năm 2021 trước khi đối tác Apple giới thiệu iPhone 13. Để so sánh với mức lương khoảng hơn 200 USD tại Việt Nam, đó là một khoảng cách rất lớn.

Có lẽ, trong bối cảnh sự khan hiếm lao động đang là một vấn đề lớn với các doanh nghiệp FDI ở thời điểm hiện tại, nếu không có sự thay đổi trong việc đãi ngộ cùng với việc thay đổi điều kiện làm việc tốt hơn, Foxconn có thể còn bị “săn trộm” người lao động hơn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Foxconn đối mặt với sự cạnh tranh giành nhân viên tại Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714185830 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714185830 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10