Lập trình 3 ngày, suy nghĩ 3 tháng

Diendandoanhnghiep.vn Nếu bạn có iPhone hay iPad thì tức là bạn đang dùng mã lập trình của Đỗ Thị Bảo Lộc, kỹ sư phần mềm của Google tại Mỹ.

>> Google và những toan tính mới ở Việt Nam

Hay nói một cách khác, hơn một tỷ thiết bị trên thế giới này đang dùng mã lập trình của chị Lộc.

Doanh nhân đã có có cuộc trao đổi với chị Đỗ Thị Bảo Lộc xung quanh câu chuyện đầy thú vị này.

- Nhiều người thấy mình vừa nói gì ngoài đời là lên Google thấy luôn quảng cáo có liên quan. Có phải Google đang nghe lén người dùng, thưa chị?

Với tư cách là một kỹ sư phần mềm của Google, cũng đã từng làm công việc xử lý dữ liệu người dùng để làm quảng cáo, tôi xin khẳng định là không có chuyện đó.

Còn về mặt kỹ thuật, có cả tỷ người dùng điện thoại từng ngày, từng giờ khắp thế giới. Hiện nay không có một hệ thống nào trên toàn cầu có đủ năng lực nghe trộm, lưu trữ âm thanh và xử lý dữ liệu để gợi ý quảng cáo trong vòng vài giờ, hay thậm chí tức thì như vậy. Chưa kể đến việc công nghệ xử lý ngôn ngữ nói chuyện đời thường vẫn còn rất nhiều khó khăn, chưa được như ý muốn.

- Mã lập trình của chị có trong hàng tỷ chiếc iPhone, iPad trên toàn thế giới, làm được việc đó chắc là rất khó khăn?

Rất khó. Ở Google, để một đoạn mã lập trình được đưa vào chạy là phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Ngay từ khi mới chỉ là ý tưởng, cả đội đã phải phân tích, đánh giá rất nhiều giải pháp khác nhau.

Nhiều yêu cầu đưa ra nghe có vẻ đơn giản, nhưng để giải quyết thì cực kỳ phức tạp vì một chức năng phục vụ tỷ người sử dụng mà phải trả kết quả trong vòng “nháy mắt”. Phải tính toán rất chặt chẽ, tối ưu về thuật toán, về phần cứng xử lý. Mỗi một sơ sẩy là ảnh hưởng tới cả tỷ người.

Chính vì thế, Google đánh giá rất cao sự sáng tạo. Làm ra được kết quả không phải là xong, mà phải làm ra kết quả một cách nhanh nhất, gọn nhất, dùng ít tài nguyên nhất và phải có cả tiềm năng mở rộng trong tương lai.

Lập trình có thể chỉ mất 2, 3 ngày nhưng phải bàn bạc, tính toán đến cả từ vài tháng đến hàng quý.Một đoạn mã viết ra lại phải trải qua nhiều tầng đánh giá. Ngoài ra, Google rất quan tâm tới bảo vệ thông tin người sử dụng nên luôn có rất nhiều đội xem xét về nguyên tắc bảo mật và nguyên nhân truy cập thông tin người sử dụng. Thậm chí, Google còn sẵn sàng trao giải thưởng trị giá cao cho các tin tặc mũ trắng (chuyên gia tìm lỗi bảo mật) ở bên ngoài “tấn công thử” để tìm các lỗi bảo mật.

p/Văn phòng Google tại Canada.

Văn phòng Google tại Canada.

- Quy trình chặt như thế liệu có làm giảm tốc độ xây dựng sản phẩm hay không, thưa chị?

Google đưa ra sản phẩm rất chắc và tính trước chuyện lâu dài. Ví dụ như một số công ty công nghệ khác, họ ra sản phẩm rất nhanh và cũng có sản phẩm quảng cáo giống như Google. Nhưng khi xảy ra chuyện (ví dụ việc Apple hạn chế thu thập thông tin người dùng trên iPhone), họ trở tay không kịp và thất thu nặng, giờ vẫn chưa tìm ra lối thoát.

Trong khi đó, Google đã tính trước từ lâu, ví dụ như bắt tay phát triển Android ngay từ sớm, nên không bị lâm vào hoàn cảnh thụ động như những công ty đó.

- Tôi từng đến thăm trụ sở của Google và thấy một không khí rất là “vui chơi giải trí thoải mái”, vậy mọi người làm việc ở đó thế nào?

Nhóm mình sắm nguyên một cái TV to đùng, 55inch để cho cả nhóm chơi game; thích thì đánh tới cả tiếng đồng hồ, sếp hay mọi người chẳng ai nói năng gì. Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng tôi “toàn chơi”; chơi nhiều, nhưng làm cũng nhiều.

Chất lượng nhân sự đầu vào Google tuyển rất cao, khả năng đậu vào Google thấp hơn vào Harvard. Vì thế, chất lượng một kỹ sư của Google có thể nói là bằng 3, 4 người các công ty khác. Công việc cũng làm gấp mấy lần mặt bằng thị trường. Dự án to nhưng số người làm nhỏ. Nhóm khoảng 10 người có thể làm ra sản phẩm mang lại lợi nhuận gấp cả triệu lần.

Mỗi một người lại phải trải qua nhiều tầng đánh giá. Nhân viên dưới quyền mình đánh giá lên, sếp trên đánh giá xuống, nhóm khác đánh giá qua. Chính vì vậy, sức ép rất lớn. Mọi người ở đây không chỉ làm đủ, mà đa phần đều tự mình cố gắng làm vượt yêu cầu.

- Với sức ép như vậy, liệu chị có còn thời gian cho các công việc cá nhân khác?

Ngoài việc là kỹ sư ở Google, tôi còn đi dạy lập trình ở trường cao đẳng cộng đồng Orange Coast gần nhà. Lương thì không thể so với Google được nhưng đó là niềm vui của tôi. Tôi thích chia sẻ những cách tư duy hiệu quả, sáng tạo với sinh viên. Bên cạnh đó, tôi còn làm một nhiếp ảnh gia nghiệp dư hay đi du hí đó đây. Cả công ty đều biết việc này, sếp cũng biết nhưng việc làm nghề bên ngoài, không cạnh tranh với công ty là chuyện hết sức bình thường ở đây.

Ở Google, sức ép cao thật, nhưng mình phải biết cách điều chỉnh chính mình để thích nghi. Nếu không thích nghi được thì sẽ dễ bị tự đào thải, dù trình độ có giỏi thế nào.

Xin cảm ơn chị!

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lập trình 3 ngày, suy nghĩ 3 tháng tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714052317 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714052317 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10