Lợi nhuận của TDM tăng mạnh nhờ đâu?

ĐÌNH ĐẠI 17/10/2023 12:00

Mặc dù doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi giảm, nhưng nhờ khoản cổ tức được chia bằng tiền mặt, nên lợi nhuận sau thuế của TDM trong 9 tháng đầu năm tăng mạnh 64% so với cùng kỳ.

>>>BWE hưởng lợi từ việc độc quyền kinh doanh nước sạch tại Bình Dương

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý III/2023 vừa công bố, Công ty CP Nước Thủ Dầu Một (HoSE: TDM) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 107 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm chậm hơn doanh thu, đã kéo lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngành nước này giảm 22% so với cùng kỳ, xuống còn 49,4 tỷ đồng.

Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của TDM tăng mạnh nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính.

Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của TDM tăng mạnh nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính.

Bên cạnh sự đi xuống của hoạt động kinh doanh cốt lõi, TDM còn gánh thêm khoản chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng 28% so với cùng kỳ, lên hơn 4,6 tỷ đồng và gần 3 tỷ đồng. Kỳ này, doanh nghiệp không phát sinh chi phí bán hàng.

Mặc dù là một doanh nghiệp kinh doanh nước sạch, nhưng điểm sáng trong bức tranh kinh doanh của TDM trong quý III này lại đến từ hoạt động tài chính, với doanh thu tăng mạnh 3.611% so với cùng kỳ, lên 19,4 tỷ đồng. Nhờ đó mà doanh nghiệp lãi sau thuế quý III gần 57 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của TDM đạt gần 341 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh, nên doanh nghiệp lãi sau thuế 240 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 81% mục tiêu lợi nhuận năm.

Lãnh đạo TDM cho biết, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh do Công ty nhận được hơn 94 tỷ đồng cổ tức, lợi nhuận được chia từ hai công ty liên kết gồm Công ty CP Nước và Môi trường Bình Dương (HoSE: BWE) và Công ty CP Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường. Hiện TDM đang nắm giữ lần lượt 37,42% và 25% vốn của hai doanh nghiệp này.

Đánh giá về kết quả kinh doanh của TDM, Chứng khoán SSI cho biết, mức tiêu thụ nước sạch trong 9 tháng đầu năm của TDM đạt 49,2 triệu m3, giảm 3,7% so với cùng kỳ và thấp hơn ước tính tăng trưởng nhẹ của Công ty Chứng khoán này.

Theo SSI, sản lượng sản xuất của các khách hàng Khu công nghiệp (KCN) - chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu như gỗ, dệt may, da giày (chiếm 70% nhu cầu) giảm khiến sản lượng nước sử dụng giảm. Bên cạnh đó, giá nước trung bình bán cho BWE không thay đổi so với cùng kỳ. Doanh thu nước sạch đạt 340,8 tỷ đồng, giảm 3,4% so với cùng kỳ. Tỷ lệ thất thoát nước giảm từ 1,1% xuống 0,53% do công suất cải thiện.

Cũng theo SSI, doanh thu tài chính tăng mạnh 55,3 lần so với cùng kỳ, đạt 115 tỷ đồng do TDM nhận cổ tức bằng tiền mặt từ BWE (hiện TDM đang sở hữu 37,42% vốn điều lệ của BWE). Lợi nhuận ròng tăng 164% so với cùng kỳ đạt gần 240 tỷ đồng, tương đương với EPS là 2.399 đồng/cổ phiếu trong 3 quý đầu năm 2023 và phục hồi mạnh so với năm trước.

“Nếu loại khoản cổ tức từ BWE, lợi nhuận ròng cốt lõi của TDM tăng 6% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2023 (chủ yếu nhờ chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm)”, SSI đánh giá.

Công ty Chứng khoán này dự báo doanh thu và lợi nhuận của TDM trong năm 2023 lần lượt đạt 497 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ và 294 tỷ đồng, tăng 33,4% so với cùng kỳ. Trong năm 2024, SSI ước tính, công ty sẽ đạt doanh thu lần lượt là 572 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 319 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, về quan điểm ngắn hạn, SSI cho rằng, lợi nhuận ròng của TDM sẽ giảm 12% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2023 do khấu hao tăng liên quan đến khoản đầu tư đường ống mới vào nhà máy Bàu Bàng (bắt đầu từ quý III/2023) và chi phí lãi vay tăng. Mức tiêu thụ nước của khách KCN có thể tăng lên từ quý IV.

Trên thị trường, cổ phiếu TDM đang giao dịch quanh mức giá

Trên thị trường, cổ phiếu TDM đang giao dịch quanh mức giá 41.100 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 17% so với hồi đầu năm.

Về dài hạn, SSI duy trì triển vọng tích cực đối với hoạt động của TDM do nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng ổn định. TDM được coi là doanh nghiệp cung cấp nước sạch hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành nhờ tỷ lệ thất thoát nước thấp và quyền sử dụng nước đảm bảo nguồn cung cấp nước nguyên liệu ổn định cho công ty từ cả sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa.

Ngoài ra, nhà máy Bàu Bàng dự kiến sẽ vượt 10% nhu cầu trung bình của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2022-2025 và phục vụ nhu cầu trong tương lai của KCN và đô thị Bàu Bàng, cùng với các khách hàng KCN mới tại VSIP 3.

“Về lâu dài, chúng tôi kỳ vọng hoạt động M&A nhà máy nước Gia Tân - Đồng Nai và Công ty CP Cấp nước Cần Thơ sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính do tăng trưởng nhu cầu tại tỉnh Bình Dương giảm tốc”, SSI nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Samsung Engineering “tham chiến” ngành nước

    Samsung Engineering “tham chiến” ngành nước

    00:47, 03/08/2022

  • Tìm cổ phiếu phòng thủ: Ngành nước vẫn tạo vòng xoáy dòng tiền

    Tìm cổ phiếu phòng thủ: Ngành nước vẫn tạo vòng xoáy dòng tiền

    04:50, 29/06/2022

  • Bài 2: Cần cơ chế thu hút nguồn lực tư nhân vào ngành nước

    Bài 2: Cần cơ chế thu hút nguồn lực tư nhân vào ngành nước

    01:03, 14/06/2022

  • Chuyên gia kiến nghị giải pháp hạn chế độc quyền ngành nước tại Việt Nam

    Chuyên gia kiến nghị giải pháp hạn chế độc quyền ngành nước tại Việt Nam

    06:00, 08/05/2021

  • Vẫn tồn tại nhiều

    Vẫn tồn tại nhiều "điểm nghẽn" cần tháo gỡ để thu hút khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào ngành nước

    02:29, 30/04/2021

  • Xã hội hoá đầu tư ngành nước: Rõ ràng và minh bạch là điều nhà đầu tư mong mỏi

    Xã hội hoá đầu tư ngành nước: Rõ ràng và minh bạch là điều nhà đầu tư mong mỏi

    09:54, 23/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lợi nhuận của TDM tăng mạnh nhờ đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO