84,6% thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia đồng ý mức đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2020 tăng 5,5%.
Tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng, 84,6% thành viên Hội đồng Tiền Lương Quốc gia đồng ý mức đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2020 tăng 5,5%.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, hiện mức sống tối thiểu bao nhiêu vẫn còn nhiều tranh cãi và chỉ mang tính tương đối.
Về mức lương tối thiểu, theo ông Diệp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức lương bình quân thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, tình hình kinh tế - xã hội, năng lực chi trả của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia… “Bộ LĐ-TB&XH nhận được kiến nghị của một số doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có những đề xuất không tăng lương tối thiểu vào năm tới”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết.
Trong khi đó, các chuyên gia đánh giá, khi tiến hành điều chỉnh lương tối thiểu thì mức sống tối thiểu là mục tiêu để hướng đến. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác.
Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền Lương Quốc gia đưa ra 3 mức đề xuất tăng lương tối thiểu bình quân 4% (tăng 70.000-170.000 đồng/tháng so với năm 2019); hoặc tăng 4,9% (tăng 120.000-200.000 đồng); hoặc tăng bình quân 6% (tăng 140.000-240.000 đồng).
“Căn cứ điều chỉnh phải nhìn vào điều kiện kinh tế xã hội, chỉ số trượt giá và mặt bằng tiền lương trên thị trường. Suốt từ năm 2011 đến nay chúng ta đã liên tục điều chỉnh tăng lương, nếu so sánh trong khu vực Đông Nam Á thì tốc độ tiền lương của Việt Nam đang mức rất cao. Cuối năm 2012 đã có những cảnh báo về việc chúng ta đã giảm lợi thế về nhân công giá rẻ, hiện nay chi phí nhân công của Việt Nam đã ở mức cao”, Chuyên gia Phạm Minh Huân nhận định.
Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng, phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2020 đã được "chốt" mức tăng 5,5%, đây được xem là áp lực chi phí tiếp theo cho doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, lương tối thiểu vùng lại đang gánh quá nhiều vai. Trong khi đó, giá nguyên phụ liệu, điện,… thậm chí thuế đất cũng có xu hướng tăng lên mỗi năm, do đó, tăng lương tối thiểu vùng sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp cố gắng mỗi năm chỉ lãi 2%, nếu tiền lương tối thiểu nếu tăng 7% thì doanh nghiệp sẽ hết, không còn khả năng để tái đầu tư cho sản xuất và chăm lo đời sống người lao động”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP May Hưng Yên cho biết.
Có thể bạn quan tâm
15:28, 11/07/2019
11:59, 11/07/2019
12:09, 14/06/2019
07:10, 03/06/2019
10:35, 31/05/2019
17:14, 30/05/2019
Cùng với đó, giá gia công không tăng trong 3 năm qua, trong khi đó, chi phí nhân công chiếm 70% giá gia công. Đại diện tổ chức sử dụng lao động cho biết chưa thực sự đồng tình với kết quả này.