Trước nguy cơ phá sản, nhà đầu tư BOT tiếp tục kiến nghị

Diendandoanhnghiep.vn Nhà đầu tư các dự án BOT đã có nhiều kiến nghị và làm việc với các bộ, ngành, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Trong 60 dự án BOT giao thông do Bộ Giao thông Vận tải quản lý đang hoạt động, có 49 dự án bị hụt doanh thu, chủ đầu tư lo lắng đứng trước nguy cơ vỡ nợ do không có tiền trả ngân hàng.

Sau 6 tháng vận hành thu phí tại trạm Km 72+930, doanh thu dự án BOT tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chỉ đạt khoảng 13 tỷ đồng

Sau 6 tháng vận hành thu phí tại trạm Km 72+930, doanh thu dự án BOT tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chỉ đạt khoảng 13 tỷ đồng

Nhà đầu tư bù lỗ

Điển hình trong số các vướng mắc mà các nhà đầu tư giao thông gặp phải chính là Tập đoàn CIENCO4. Hiện nay, tập đoàn này đang đối mặt với nhiều khó khăn khi Nhà nước chưa thực thi các cam kết, chính sách tại dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75 - Km100. Theo hợp đồng được ký kết ngày 22/7/2015, dự án có tổng mức đầu tư 2.713 tỷ đồng, nhà đầu tư được đặt hai trạm thu phí để hoàn vốn tại Km 72+930 tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới và trạm Km 77+922,5 QL3.

Tuy nhiên, từ khi hoàn thành và đi vào khai thác (tháng 5/2017) đến nay, dự án mới chỉ được chấp thuận cho phép thu phí tại trạm Km 72+930 tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới từ ngày 25/1/2018.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Công ty BOT Thái Nguyên - Chợ Mới cho biết, việc mới chỉ được thu phí tại một trạm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến phương án tài chính của dự án.

“Bình quân mỗi tháng hiện nay doanh thu dự án chỉ đạt khoảng 2 tỷ đồng, mỗi ngày thu được khoảng 60 triệu đồng, chỉ bằng 10% so với doanh thu trong phương án tài chính của hợp đồng BOT. Hàng tháng, nhà đầu tư phải bù lỗ khoảng 18 tỷ đồng để trả lãi cho ngân hàng”, ông Thanh nói.

"Giải cứu" BOT giao thông

Tính đến nay, trong 60 dự án BOT đang khai thác do Bộ GTVT quản lý, có 49 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính. Trong đó, 2 dự án có doanh thu chỉ đạt 13%-15%: Quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn, dự án xây dựng cầu Thái Hà trên Quốc lộ 39 nối 2 tỉnh Hà Nam - Thái Bình. Có 4 dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừng thu phí một trạm: Quốc lộ 10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng (tỉnh Thái Bình); dự án Quốc lộ 1 đoạn tránh TP Thanh Hóa; dự án Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang); dự án Quốc lộ 91 và 91B (TP Cần Thơ)...

Trước thực trạng trên, để gỡ khó cho doanh nghiệp ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Nam, nhà đầu tư dự án BOT Quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Thuận, đề xuất hai phương án "giải cứu" cho các nhà đầu tư BOT giao thông.

Phương án 1, Chính phủ cho phép tăng phí theo lộ trình quy định tại hợp đồng dự án từ năm 2021, cho phép nhà đầu tư được kéo dài thời gian thu phí và cơ cấu một phần khoản vay của dự án bằng với thời gian nhà đầu tư không được nâng giá vé như hợp đồng đã ký ban đầu. Tuy nhiên, phương án này sẽ khiến thời gian thu phí dự án kéo dài.

Phương án 2, cho phép cơ cấu lại các khoản vay giữa nhà đầu tư với ngân hàng, giảm lãi vay, không đưa nhà đầu tư vào nhóm nợ xấu do không trả được lãi và nợ gốc cho ngân hàng. Cụ thể là cho nhà đầu tư ưu tiên được trả tiền gốc trước, trả lãi sau, bảo đảm cho nhà đầu tư trả hết khoản nợ ngân hàng khi dự án kết thúc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trước nguy cơ phá sản, nhà đầu tư BOT tiếp tục kiến nghị tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714245117 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714245117 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10