Nhu cầu tiêu thụ điện duy trì tăng trưởng cao trong trung và dài hạn

ĐÌNH ĐẠI 17/04/2024 04:00

Nhu cầu tiêu thụ điện có thể sớm hồi phục trong năm 2024 với mức tăng trưởng 9% sau khi các yếu tố tiêu cực đã đi qua và sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định khoảng 9 - 10% như giai đoạn trước COVID-19.

>>>Bản lĩnh nữ doanh nhân ngành Điện

FPTS cho biết, nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục trong ngắn hạn và duy trì tăng trưởng cao trong trung và dài hạn - Ảnh minh họa.

FPTS, nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục trong ngắn hạn và duy trì tăng trưởng cao trong trung và dài hạn - Ảnh minh họa.

Theo Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), ngành điện Việt Nam sử dụng đa dạng nguồn năng lượng đầu vào. Trong đó, than đang là nguồn đầu vào được sử dụng nhiều nhất, tạo ra 46% sản lượng điện, thủy điện chiếm 29%, điện mặt trời và điện gió chiếm 14% và cuối cùng khí và dầu chiếm 9% sản lượng điện.

FPTS cho rằng, Việt Nam đang dần khai thác tối đa tài nguyên nội địa và bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Việc khai thác các tài nguyên năng lượng nội địa phục vụ cho ngành điện luôn được ưu tiên để đảm bảo nguồn đầu vào ổn định với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, nước ta đã khai thác gần như tối đa tiềm năng của các nguồn tài nguyên nội địa, ngoại trừ các nguồn năng lượng tái tạo ngoại thủy điện.

“Để tiếp tục phát triển nguồn điện, Việt Nam đang và sẽ phải nhập khẩu thêm các nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt là nhiên liệu than, khí. Các nguồn tài nguyên nhập khẩu thường thiếu ổn định nên có thể gây rủi ro cho việc đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam”, FPTS đánh giá.

Liên quan đến việc sản xuất điện, theo Công ty Chứng khoán này, Nhiệt điện than mặc dù ổn định và giá thành thấp nhưng kém linh hoạt và phát thải cao. Nhiệt điện khí có độ linh hoạt cao và sạch hơn nhiệt điện than nhưng giá thành dự kiến sẽ tăng cao. Trong khi đó, Điện mặt trời và điện gió thiếu ổn định nhưng có tiềm năng cạnh tranh về giá thành.

Điện mặt trời và điện gió mới chỉ bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ năm 2018, nhưng đã phát triển bùng nổ trong giai đoạn 2018 – 2023. Giá thành sản xuất giảm nhanh và cơ chế giá bán hấp dẫn là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các nguồn điện tái tạo trong giai đoạn này.

“Điện mặt trời và điện gió còn nhiều dư địa để phát triển tại Việt Nam nhờ tiềm năng kỹ thuật vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên sự thiếu ổn định của các nguồn điện này gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống điện và có thể là trở ngại lớn ảnh hưởng tới triển vọng phát triển của các nguồn điện này trong tương lai”, FPTS nhận định.

Đánh giá về triển vọng ngành Điện Việt Nam, FPTS cho biết, nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục trong ngắn hạn và duy trì tăng trưởng cao trong trung và dài hạn. Nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam dã trải qua một giai đoạn tăng trưởng thấp từ 2020 – 2023 do ảnh hưởng bởi Covid và nền kinh tế suy yếu hậu Covid.

Tuy nhiên, đơn vị này kỳ vọng, nhu cầu tiêu thụ điện có thể sớm hồi phục trong năm 2024 với mức tăng trưởng 9% sau khi các yếu tố tiêu cực đã đi qua và sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định khoảng 9 - 10% như giai đoạn trước Covid. Trong trung và dài hạn, nhu cầu tiêu thụ điện được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định.

Trong khi, triển vọng phát triển nguồn điện nói chung và triển vọng đối với từng công nghệ phát điện nói riêng trong trung và dài hạn phụ thuộc nhiều vào định hướng của Quy hoạch điện VIII.

Đánh giá về kết quả kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành điện, FPTS cho rằng, kết quả kinh doanh của thủy điện và nhiệt điện thường biến động ngược chiều nhau do tác động bởi chu kỳ El Nino/La Nina. Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy điện gần như phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thủy văn, thường tăng mạnh vào các năm La Nina và sụt giảm vào các năm El Nino.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của nhóm nhiệt điện còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như: diễn biến giá nhiên liệu, thay đổi giá hợp đồng và biến động giá trên thị trường cạnh tranh.

Cũng theo FPTS, các doanh nghiệp thủy điện và năng lượng tái tạo đều có tỷ suất lợi nhuận rất cao, với biên lợi nhuận gộp khoảng 50 - 70% và biên lợi nhuận sau thuế từ 30 – 50%. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp nhiệt điện thấp hơn đáng kể, chỉ vào khoảng 5 – 15% và biên lợi nhuận sau thuế thường dưới 10%.

“Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này chủ yếu đến từ sự khác biệt về cơ cấu giá thành. Giá thành thủy điện và năng lượn tái tạo thấp hơn và phần lớn là chi phí cố định, trong khi các nhà máy nhiệt điện phải chịu thêm một khoản chi phí lớn là chi phí nhiên liệu. Khoản chi phí này vẫn được chuyển vào giá bán nhưng khiến cho biên lợi nhuận của các doanh nghiệp nhiệt điện giảm xuống rất thấp”, FPTS đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Bản lĩnh nữ doanh nhân ngành Điện

    Bản lĩnh nữ doanh nhân ngành Điện

    02:00, 23/03/2024

  • Doanh nghiệp ngành điện tăng trưởng thấp ở 2023: Thực tế ra sao?

    Doanh nghiệp ngành điện tăng trưởng thấp ở 2023: Thực tế ra sao?

    04:30, 11/03/2024

  • Minh bạch trong quản lý, vận hành ngành điện

    Minh bạch trong quản lý, vận hành ngành điện

    00:10, 06/03/2024

  • Năm 2024: Ngành điện sẽ tăng trưởng trên mức nền thấp năm 2023

    Năm 2024: Ngành điện sẽ tăng trưởng trên mức nền thấp năm 2023

    04:30, 07/02/2024

  • TKV đảm bảo không để ngành điện thiếu than

    TKV đảm bảo không để ngành điện thiếu than

    15:29, 23/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhu cầu tiêu thụ điện duy trì tăng trưởng cao trong trung và dài hạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO