Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Cần không gian liên kết để phát triển
Một địa phương đều cần không gian phát triển tốt, mà để làm được điều đó cần tạo không gian liên kết về kinh tế, không gian liên kết sinh thái, xã hội của cả một vùng.
Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, với nhiều lợi thế riêng về vị trí địa kinh tế, địa chính trị, tỉnh Lào Cai đóng vai trò trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam và miền Tây Nam, Trung Quốc, hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng, liên quốc tế cùng thế mạnh trong phát triển công nghiệp do có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn như apatit, sắt, đồng…
Trong 5 năm vừa qua, Lào Cai đã thu hút được 170.000 tỷ đồng, tăng trung bình 12,5%/năm. Lào Cai cũng đã phát huy rất tốt các lợi thế về du lịch, kinh tế cửa khẩu, nông lâm nghiệp.
Với mục tiêu sớm xây dựng Thành phố Lào Cai trở thành đô thị loại I, Sa Pa trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế, Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics của cả nước và Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc theo định hướng của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã thực hiện và đạt được một số tiền đề quan trọng để phát triển trong thời gian tới.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP luôn duy trì trên 10%; GRDP bình quân vươn lên ngang bằng với mức bình quân chung của cả nước (76,2 triệu đồng); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, chiếm 87,8% tổng GRDP toàn tỉnh).
Thu ngân sách luôn tăng cao qua các năm, trong đó thu nội địa chiếm trên 70% (năm 2020 đạt 9.089 tỷ đồng); kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân trên 16%/năm; du lịch tăng trên 20%/năm; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm bình quân giảm 3-4%; bình quân thu NSNN/người dân đạt khoảng 12 triệu đồng/người; cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh luôn đứng trong top đầu thể hiện qua các chỉ số PCI, ICT Index, PAPI; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện...
Theo ông Trịnh Xuân Trường, những vấn đề trên tạo động lực phát triển không chỉ cho riêng Lào Cai mà cho cả vùng Tây Bắc, tạo liên kết vùng ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là Tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, hạ tầng nông thôn còn thiếu và yếu; nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu công nhân lành nghề, chuyên gia, cán bộ quản lý giỏi... Đây cũng là vấn đề chung của Vùng Trung du và Miền Núi phía Bắc.
Về giao thông – vấn đề huyết mạch phát triển công nghiệp, ông Trịnh Xuân Trường cho rằng tuyến đường sắt vẫn phải là huyết mạch của logictics, gắn với Hải Phòng. Chúng ta không thể cạnh tranh được logictics nếu không có sự đầu tư hơn nữa về giao thông. Do đó, Trung ương cần tiếp tục chỉ đạo các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc phát triển giao thông liên kết vùng.
Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Lào Cai đề nghị Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, ngành của Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục ủng hộ tỉnh Lào Cai một số nội dung sau:
Thứ nhất, hỗ trợ tỉnh Lào Cai đầu tư các dự án trọng điểm, ưu tiên các dự án có tính liên kết, lan tỏa và hạ tầng giao thông. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét, báo cáo Chính phủ tạo cơ chế chính sách đặc thù để khuyến khích và thu hút được đầu tư của xã hội, tạo nguồn lực phát triển cho Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng, gắn với vấn đề tôn giáo và dân tộc.
Thứ hai, cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để lại 100% số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và 100% vượt thu NSNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai (bao gồm cả số thu từ XNK và nội địa) để đầu tư cho Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Lào Cai- một trong 8 khu kinh tế trọng điểm, trở thành Khu KTCK mang tầm cỡ quốc tế.
Thứ ba, tỉnh Lào Cai đề nghị Lãnh đạo các tỉnh, thành thuộc Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ, phát huy lợi thế của mỗi địa phương tăng cường liên kết vùng trong điều phối phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng của các ngành,...
Có thể bạn quan tâm
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng
17:00, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Ba giải pháp để Tuyên Quang bứt phá
16:49, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tận dụng lợi thế rừng để phát triển kinh tế
16:00, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tập trung 5 giải pháp
15:55, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: 6 nhóm vấn đề cần làm rõ
15:20, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Phú Thọ cần làm gì để phát huy tiềm năng?
15:01, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Giá trị cộng hưởng từ liên kết vùng
14:30, 20/04/2021
[TRỰC TIẾP] Diễn đàn: Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
13:45, 20/04/2021