Cơ cấu kinh tế Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vẫn chỉ là phép cộng cơ học của các địa phương chứ chưa mang dấu ấn vùng.
Phát triển của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp và khoảng cách về thu nhập so với cả nước đang có xu hướng doãng ra. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (2018), trong đó tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở mức cao. Nhiều chỉ số về văn hoá, xã hội đạt mức thấp hơn trung bình toàn quốc…
Chưa đồng đều
Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, bộ mặt của vùng đã có nhiều thay đổi; kinh tế - xã hội có bước phát triển mới; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước; hệ thống Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh...
Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế, phát triển của các địa phương trong vùng chưa đồng đều. Số lượng doanh nghiệp hoạt động thấp nhất trong cả nước; đa phần các doanh nghiệp là những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn chưa mang tính vùng; chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế - xã hội, đang tạo sức ép lớn đối với môi trường. Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp thấp. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến vẫn ở dạng chế biến thô và gia công. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều. Du lịch phát triển chưa bền vững, hiệu quả chưa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chậm cải thiện nhất là kết nối hạ tầng giao thông. Năng lực cạnh tranh của vùng chậm được cải thiện…
Những hạn chế kể trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng; đầu tư và hỗ trợ của Trung ương đối với vùng còn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số chính sách đặc thù cho vùng chưa được ban hành kịp thời, chưa mang tính đột phá, chưa thực sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương trong vùng; thiếu cơ chế điều phối và kết nối sự phát triển trong toàn vùng, nhất là trong việc quản lý và xử lý những vấn đề mang tính vùng; năng lực của bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương còn bất cập…
Những vấn đề cần làm rõ hơn
Thứ nhất, phân tích, đánh giá về những tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức đối với vùng và các địa phương trong vùng trong bối cảnh phát triển mới để từ đó khởi dậy niềm tin, khát vọng, thống nhất cao hơn trong nhận thức và đổi mới tư duy phát triển vùng cũng như chỉ ra các cơ hội đầu tư vào vùng. Chẳng hạn như tuy duy về lợi thế của người đi sau; về nguồn lực đầu tư công cho vùng; về cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp cho phát triển vùng…
Thứ hai, phân tích, đánh giá về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng và các địa phương trong vùng, nhất là các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch các ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế như công nghiệp chế biến, nông nghiệp đặc sản, lâm nghiệp, du lịch, kinh tế cửa khẩu;… quy hoạch các tiểu vùng, khu vực lãnh thổ theo lợi thế… Trên cơ sở đó, chỉ ra các cơ hội đầu tư và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, xây dựng mới các quy hoạch này trong giai đoạn tới.
Thứ ba, phân tích, đánh giá về thực trạng các nguồn lực, hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển vùng trong thời gian qua, nhất là các nguồn lực đầu tư công và nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Đồng thời, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế của những cơ chế, chính sách về thu hút và phân bổ các nguồn lực đang được thực hiện trong vùng, trên cơ sở đó, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp trong thời gian tới.
Thứ tư, phân tích và đánh giá về năng lực cạnh tranh của vùng; thực trạng hợp tác và liên kết vùng trong phát triển các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp và sản phẩm; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; liên kết nhằm xử lý những vấn đề mang tính vùng, liên vùng; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề xuất các thể chế, cơ chế, chính sách điều tiết và quản lý vùng phù hợp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả liên kết và nâng cao năng lực cạnh tranh vùng.
Thứ năm, giới thiệu, gợi mở về các mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo của các địa phương trong vùng để từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm nhân rộng và tạo tác động lan toả tích cực cho toàn vùng.
Thứ sáu, đánh giá vai trò của từng địa phương trong vùng đối với sự phát triển chung của toàn vùng; chỉ ra các điều kiện để từng địa phương trong vùng có thể thực hiện được vai trò của mình đối với phát triển vùng nói chung và địa phương mình nói riêng.
Trung du và Miền núi phía Bắc là một trong 06 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, bao gồm 14 tỉnh; với tổng diện tích khoảng 100.965 km2, chiếm 28,6% diện tích cả nước ; tổng dân số 13.853.190 người, trong đó có khoảng 30 dân tộc đang sinh sống, Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.
Có thể bạn quan tâm
ĐIỂM BÁO NGÀY 16/04: Đầu tư phát triển Trung du và Miền núi phía Bắc
05:55, 16/04/2021
Ngày 20/04/2021: Diễn đàn Đầu tư phát triển Vùng Trung Du và Miền núi phía Bắc: Tầm nhìn 2020 - 2030
09:44, 12/04/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đến 2030, Điện Biên trở thành tỉnh khá khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
19:36, 05/03/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc khắc phục hậu quả dông lốc, sạt lở đất
19:54, 27/11/2020
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 9%
15:38, 08/08/2019
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Triển khai kế hoạch kinh tế- xã hội và đầu tư công năm 2020
12:43, 08/08/2019
Tuyên Quang: Trở thành Trung tâm chế biến nông, lâm sản của vùng trung du và miền núi phía Bắc
16:30, 14/10/2020