Nghị quyết 37-NQ/TW giúp Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ phát triển ra sao?
Sản xuất nông nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng.
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; bộ đã triển khai thực hiện 29 quy hoạch vùng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, bám sát các yêu cầu về định hướng phát triển, xác định rõ các loại cây, con, thủy sản chủ lực và lợi thế cho từng địa phương, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp với tổng kinh phí lên đến hơn 18.000 tỷ đồng.
Vì vậy, sản xuất nông nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đã có nhiều thành công như phát triển thành vùng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước sau Đồng bằng Sông Cửu long, là vùng chè lớn nhất cả nước với nhiều thương hiệu mạnh như Tuyết San, Suối Giàng, Tân Cương… Ngoài ra, hình thành được nhiều vùng chăn nuôi tập trung như trâu, bò thịt ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La và vùng bò sữa ở Mộc Châu, Nghệ An. Về lâm nghiệp, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ cũng trở thành vùng trọng điểm của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đạt bình quân 4,87%/năm, so với cả nước là 4,6%/năm trong giai đoạn 2004-2018. Tỷ lệ che phủ rừng của khu vực đã tăng từ 42,9% năm 2004 lên 55,6% năm 2018.
Về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải 5 chuyên ngành (đường sắt, đường bộ, đường mặt đất có nước, đường thuỷ nội địa, hàng không) đảm bảo để tạo điều kiện phát huy lợi thế của vùng trung du miền núi phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế.
Đến nay, các chiến lược, quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải để thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết 37-NQ/TW, Kết luận 26- KL/TW đã được Bộ giao thông vận tải triển khai thực hiện hoàn thành, làm cơ sở từng bước thực hiện đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng nói riêng, cả nước nói chung.
Hệ thống quy hoạch giao thông vận tải trong vùng đã bảo đảm gắn kết không gian kinh tế liên hoàn, bổ trợ cho nhau nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tỉnh, thành phố trong vùng.
Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, trong điều kiện cân đối, bố trí vốn trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 31.884 tỷ đồng (tương đương 7% tổng mức vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của ngành giao thông), các mục tiêu về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đặt ra trong Nghị quyết đến nay đã hoàn thành.
Bài viết của ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường và bà Nguyễn Thị Thanh Phương -Trường Đại học Ngoại Thương introng kỷ yếu của Diễn đàn "Đầu tư phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc" cho rằng mặc dù đạt được những thành tựu to lớn, quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc đang gặp phải các tồn tại, thách thức trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cụ thể: Tình trạng khai thác trái phép, bừa bãi tài nguyên khoáng sản thường xuyên diễn ra ở nhiều địa phương trong vùng (như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Cạn, Tuyên Quang) đã làm thất thoát tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, tàn phá cấu trúc địa chất và địa hình tự nhiên làm gia tăng tình trạng trượt lở đất, lũ quét, lũ bùn làm thiệt hại tài sản và tính mạng của người dân tại khu vực Tây Bắc.
Tình trạng thiếu nước tại cũng khu vực núi cao ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động du lịch của địa phương. Nhiều loại hình thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, động đất ngày càng gia tăng cả về tần suất và mức độ nguy hiểm.
Tình trạng phá rừng, khai thác rừng bừa bãi đang diễn ra ngày càng phổ biến, tỷ lệ che phủ rừng dù được cải thiện nhưng chất lượng rừng suy giảm, đặc biệt là rừng tự nhiên, làm giảm khả năng tích trữ nước đầu nguồn, gia tăng tình trạng lũ lụt và sạt lở đất.
Vì vậy, trong định hướng phát triển khu vực Trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn tới, nhóm tác giả cho rằng nông dân ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ cần tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, thu nhập ngày càng tăng, đồng thời đặc biệt trú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng, đưa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ thành vùng trọng điểm lâm nghiệp của cả nước, từ đó tạo việc làm, thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Sẽ có Đề án về liên kết Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
05:00, 24/04/2021
Tìm hướng đi mới trong đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền Núi phía Bắc
15:21, 22/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Môi trường kinh doanh vùng có nhiều cải thiện
18:13, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Trung du và Miền núi phía Bắc: Gợi mở từ chuyên gia, các nhà quản lý
17:23, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Cần không gian liên kết để phát triển
17:20, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng
17:00, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Ba giải pháp để Tuyên Quang bứt phá
16:49, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tận dụng lợi thế rừng để phát triển kinh tế
16:00, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tập trung 5 giải pháp
15:55, 20/04/2021
Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Giá trị cộng hưởng từ liên kết vùng
14:30, 20/04/2021
[TRỰC TIẾP] Diễn đàn: Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
13:45, 20/04/2021