Chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

PHƯƠNG THANH 22/06/2022 11:00

Sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà đang là một trong các giải pháp góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, sớm hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

>>Điện mặt trời mái nhà đang là xu thế của ngành công nghiệp

p/Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức Tọa đàm trực tuyến về chủ đề “Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Tháo gỡ những bất cập trong triển khai lắp đặt”.p/Ảnh: Quốc Tuấn

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức Tọa đàm trực tuyến về chủ đề “Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Tháo gỡ những bất cập trong triển khai lắp đặt”. Ảnh: Quốc Tuấn

Thế nhưng hiện tại doanh nghiệp vẫn tiếp tục “ngóng” các quy định, thủ tục hướng dẫn cụ thể về việc triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho nhu cầu tự dùng. Nguồn điện năng lượng tái tạo từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu đang được coi là vấn đề cấp thiết, do chưa có hướng dẫn nên các doanh nghiệp vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở chưa dám đầu tư mô hình này.

Bất cập chính sách

Chia sẻ tới Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đào Du Dương – Trưởng Đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Hiện nay do công tác quản lý nhà nước về điện lực không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện năng lượng sạch nói chung và điện mặt trời nói riêng nên Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ cho phép phát triển các dự án điện mặt trời tự dùng, có phụ tải tại chỗ mà không cho đẩy lên lưới (zero export).

Do đó nếu doanh nghiệp tự đầu tư thì khả năng thu hồi vốn của dự án rất khó khăn, vì giá nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị tăng cao và lãi suất ngân hàng không giảm là nguyên nhân khiến doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn do không được khuyến khích như trước.

Bên cạnh đó cái khó khăn lớn nhất, ông Đào Du Dương đưa ra là sự bất cập về chính sách. Bởi việc ban hành chính sách cho mô hình điện mặt trời mái nhà ở những năm vừa qua cho thấy sự thiếu nhất quán và ổn định. Doanh nghiệp luôn phải chạy theo chính sách, vì các Bộ, ngành thường xuyên ra văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung theo chiều hướng phức tạp, đây là nguyên nhân gây bất lợi lớn cho doanh nghiệp và chủ đầu tư.

>>Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Giải pháp phát triển

Để tháo gỡ những “rào cản” trên, Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ sản xuất, Chính phủ cần ban hành chính sách một cách nhất quán, sát với thực tế và có tính ổn định, dài lâu tránh tình trạng ban hành quy định chỉ một năm thậm chí 6 tháng lại điều chỉnh, thay đổi khiến doanh nghiệp phải “lao đao” để bổ sung hoàn thiện.

Cùng quan điểm, ông Phan Công Tiến – chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết: nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà đang lựa chọn ưu việt và phù hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu xanh hóa trong sản xuất. Vì vậy mô hình này cần được Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ và tạo cơ chế thông thoáng để phát triển. Bởi lợi ích của nguồn điện này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng mà giúp các lĩnh vực sản xuất cắt giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh, là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sớm hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Bùi Văn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và điện mặt trời Bình Thuận:

Điện mặt trời mái nhà vẫn còn là loại hình mới tại Việt nam, trước kia Nhà nước đã có chính sách khuyến khích đầu tư mô hình điện mặt trời mái nhà và có nhiều văn bản kêu gọi các cá nhân, hộ gia đình đầu tư nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành điện trong nguy cơ thiếu điện trước mắt và lâu dài.

Để phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp, Nhà nước cần có quy định cụ thể, cùng các hướng dẫn rõ ràng ngay từ đầu chẳng hạn như các yêu cầu liên quan đến giấy phép xây dựng và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy để doanh nghiệp yên tâm đầu tư mô hình này.

Ông Trần Ngọc Long, GĐ phát triển kinh doanh Công ty CP Đầu tư CME Solar:

Để điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp sử dụng được phát triển cần phải công khai và minh bạch trong việc cấp giấy phép vận hành và thẩm định các dự án điện mặt trời áp mái.

Mặt khác, các dự án năng lượng mặt trời gắn trên mặt đất cần phải xem xét đến quyền đất đai, một vấn đề còn tồn tại rất lớn ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • “Giấy phép con” siết điện mặt trời

    “Giấy phép con” siết điện mặt trời

    00:48, 20/06/2022

  • Điện mặt trời mái nhà đang là xu thế của ngành công nghiệp

    Điện mặt trời mái nhà đang là xu thế của ngành công nghiệp

    02:00, 17/06/2022

  • Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    05:00, 14/06/2022

  • EVN ngưng trả tiền mua điện mặt trời (Bài 2): Các địa phương vào cuộc?

    EVN ngưng trả tiền mua điện mặt trời (Bài 2): Các địa phương vào cuộc?

    04:10, 14/06/2022

  • EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời:

    EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời: "Cảm tính"?

    01:11, 11/06/2022

  • 22/06 Tọa đàm: “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển”

    22/06 Tọa đàm: “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển”

    03:00, 10/06/2022

  • Vụ nhà đầu tư điện mặt trời áp mái kêu cứu: Doanh nghiệp có quyền được khiếu nại?

    Vụ nhà đầu tư điện mặt trời áp mái kêu cứu: Doanh nghiệp có quyền được khiếu nại?

    03:30, 21/04/2022

PHƯƠNG THANH