Vụ nhà đầu tư điện mặt trời áp mái kêu cứu: Doanh nghiệp có quyền được khiếu nại?

HUYỀN TRANG - PHƯƠNG THANH thực hiện 21/04/2022 03:30

Luật sư Nguyễn Phó Dũng thuộc Công ty Luật OPIC và Cộng sự nhấn mạnh, trong trường hợp EVN dừng mua điện, bên bị ảnh hưởng có thể khiếu nại về việc dừng mua điện.

>>Vì sao EVN dừng mua điện mặt trời mái nhà?

Ông Dũng cho rằng, trong trường hợp thương lượng, khiếu nại không được, có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại liên quan đến hợp đồng mua bán điện đã ký kết.

- Thưa ông, quyết định dừng thanh toán tiền điện, cũng như dừng mua điện của EVN với các chủ đầu tư điện áp mái nếu thiếu thủ tục bổ sung từ sau 31/3/2021 liệu có hợp lý và đúng với quy định của pháp luật về thời gian ban hành và áp dụng văn bản không, thưa ông?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên tại Hợp đồng bán điện, Bên A đảm bảo thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành theo đúng quy định hiện hành. Trong khi Bên B có quyền từ chối thanh toán khi Bên A không tuân thủ các điều khoản quy định tại điểm a, c và d khoản 1 Điều này.

Đồng thời khoản 4 Điều 9. Phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà, đấu nối và đo đếm điện năng tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg quy định các tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, môi trường, phòng chống cháy nổ...

Như vậy, nếu chủ đầu tư không đáp ứng các điều kiện về an toàn công trình xây dựng và phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật thì EVN có quyền từ chối thanh toán.

Tuy nhiên, việc từ chối thanh toán do chưa đủ điều kiện theo quy định tại Hợp đồng mua bán điện khác với việc từ chối mua điện. Trong trường hợp EVN dừng mua điện, bên bị ảnh hưởng có thể khiếu nại về việc dừng mua điện.

Trong trường hợp, thương lượng, khiếu nại không được, có thể khởi kiện ra Tòa án.

Bên cạnh đó, bên bán điện vẫn phải từng bước đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.

- Với chế tài mang tính chất áp đặt từ một phía như thông báo dừng mua điện của EVN, liệu các công ty điện lực trên có vi phạm điều khoản trong hợp đồng mua bán điện đã ký kết, thưa ông?

Khoản 1, Điều 7, Hợp đồng mua bán điện quy định: trừ khi được gia hạn hoặc chấm dứt trước thời hạn, Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký…” Trong khi Khoản 2, Điều 7, Hợp đồng mua bán điện quy định: Trong thời gian thực hiện, một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt Hợp đồng, Bên yêu cầu phải thông báo cho bên kia trước 15 ngày.

Với điều khoản Hợp đồng mua bán điện như các bên đã ký có thể nói là hết sức sơ sài, không có chế tài phạt vi phạm. Do đó, không thể phạt vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường bị thiệt hại, Bên bán điện có quyền khiếu nại tới bên mua điện hoặc Bộ Công Thương. Trong trường hợp giải quyết không thỏa đáng, một trong các bên có thể khởi kiện ra Tòa án.

>>Lấp "khoảng trống" chính sách cho giá mua điện mặt trời

 Mặc dù đã bán điện cho EVN hơn 2 năm qua, nhưng hàng trăm nhà đầu từ điện áp mái tại tỉnh Bình Dương vừa nhận được thông báo sẽ không được thanh toán tiền điện nếu thiếu thủ tục.

Mặc dù đã bán điện cho EVN hơn 2 năm qua, nhưng hàng trăm nhà đầu từ điện áp mái tại tỉnh Bình Dương vừa nhận được thông báo sẽ không được thanh toán tiền điện nếu thiếu thủ tục.

- Trước những khẩn cầu của doanh nghiệp, ông có những khuyến nghị như thế nào để điều chỉnh những bất cập này?

Đối với Công ty điện lực:

Thứ nhất, cần rà soát lại xem có bao nhiêu trường hợp cần phải bổ sung, cung cấp hồ sơ đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành? Nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc của các trường hợp chưa đảm bảo các yêu cầu này để có những đề xuất phù hợp nhằm giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua bán điện.

Thứ hai, cần thiết lập một buổi đối thoại với các trường hợp còn thiếu hồ sơ thanh toán, không nên tự động đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán điện.

Thứ ba, gia hạn thời hạn bổ sung hồ sơ thanh toán an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành và phối hợp với Bên bán điện để hướng dẫn bên bán điện bổ sung các điều kiện cần thiết theo quy định hiện hành để bên bán điện có điều kiện thực hiện.

Đối với bên bán điện:

Thứ nhất, cần rà soát lại nguyên nhân của việc chưa đảm bảo an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành, từ đó bổ sung các điều kiện cần thiết theo hướng dẫn.

Thứ hai, cần có đơn vị hỗ trợ tổng hợp, rà soát những nguyên nhân của việc chưa đảm bảo an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành là gì? Có vi phạm gì không? nếu có những vi phạm thì những vi phạm đó có khắc phục được không và tập hợp tất cả các trường hợp bị dừng thanh toán, chấm dứt để phân loại nguyên nhân, giải quyết và có những kiến nghị tập thể một cách rõ ràng, có căn cứ sau khi đã rà soát, phân loại nguyên nhân của các chủ đầu tư hiện tại.

Thứ ba, trong trường hợp bên mua điện ngừng thanh toán, chấm dứt hợp đồng mua bán điện, Bên bán điện có quyền khiếu nại trực tiếp với Bên mua điện hoặc Bộ Công Thương, và kiến nghị Chính phủ để giải quyết những vướng mắc, bất cập (nếu có). Đồng thời có thể khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Samsung sẽ mua điện tái tạo không thông qua EVN

    Samsung sẽ mua điện tái tạo không thông qua EVN

    13:04, 04/05/2021

  • Vì sao EVN dừng mua điện mặt trời mái nhà?

    Vì sao EVN dừng mua điện mặt trời mái nhà?

    11:00, 28/12/2020

  • Khách hàng sắp được mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện

    Khách hàng sắp được mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện

    04:00, 11/12/2020

  • Người dân sắp được lựa chọn mua điện một giá

    Người dân sắp được lựa chọn mua điện một giá

    05:00, 04/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vụ nhà đầu tư điện mặt trời áp mái kêu cứu: Doanh nghiệp có quyền được khiếu nại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO