EVN ngưng trả tiền mua điện mặt trời (Bài 2): Các địa phương vào cuộc?

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 14/06/2022 04:10

Trước những vướng mắc về thủ tục khiến hàng loạt dự án điện mặt trời mái nhà bị ngành điện ngưng thanh toán, lãnh đạo một số tỉnh thành đã vào cuộc, chỉ đạo tháo gỡ.

>>EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời: "Cảm tính"?

Các địa phương lúng túng…

Đáng chú ý, sau khi các doanh nghiệp làm đơn kêu cứu và báo chí phản ánh về việc EVN ngừng thanh toán tiền điện ảnh hưởng đến doanh nghiệp và môi trường đầu tư, lãnh đạo một số tỉnh thành đã vào cuộc, chỉ đạo tháo gỡ.

Đặc biệt, mới đây tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu và  Bình Dương cho biết đã có văn bản thông báo về việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan các công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN).

sau khi các doanh nghiệp làm đơn kêu cứu và báo chí phản ánh về việc EVN ngừng thanh toán tiền điện ảnh hưởng đến doanh nghiệp và môi trường đầu tư, lãnh đạo một số tỉnh thành đã vào cuộc, chỉ đạo tháo gỡ

Sau khi các doanh nghiệp làm đơn kêu cứu và báo chí phản ánh về việc EVN ngừng thanh toán tiền điện ảnh hưởng đến doanh nghiệp và môi trường đầu tư, lãnh đạo một số tỉnh thành đã vào cuộc, chỉ đạo tháo gỡ.

Cụ thể, về phía Bình Dương, sau khi nghe báo cáo của các sở, ngành, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng trong thời gian qua việc ngành điện tạm ngưng thanh toán tiền điện với các công trình điện mặt trời mái nhà đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, nhất là ảnh hưởng tới môi trường thu hút đầu tư của tỉnh.

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Công ty Điện lực, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các địa phương, các ngành liên quan để thống nhất về nội dung. Qua đó để hướng dẫn doanh nghiệp, người dân hoàn thiện hồ sơ theo hướng đơn giản nhất, nhất là đối với các hộ dân đã đầu tư, sử dụng công trình điện mặt trời mái nhà.

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy được yêu cầu phối hợp với các địa phương để có hướng dẫn chi tiết hơn, theo hướng rõ ràng, cụ thể, đơn giản nhằm hỗ trợ người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà nhanh chóng hoàn thiện thủ tục pháp lý. Các ngành tập trung hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư công trình điện mặt trời mái nhà, theo hướng để doanh nghiệp chủ động thực hiện, các trường hợp đủ điều kiện pháp lý thì ngành điện xem xét, giải quyết…

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng giao giám đốc Sở Công Thương làm tổ trưởng tổ công tác với sự tham gia của giám đốc Công ty Điện lực Bình Dương, lãnh đạo các sở, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện mặt trời mái nhà.

Đáng nói, trao đổi với báo chí những nội dung liên quan đến các thủ tục hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, cho biết: “liên quan kiến nghị của các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà, vấn đề mấu chốt là chưa có cách hiểu thống nhất về quy định cấp phép xây dựng”.

Cũng theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, đối chiếu các quy định trong lĩnh vực xây dựng thì các hệ thống điện mặt trời mái nhà là "công trình cấp IV" và "không thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng". Thẩm quyền cấp phép xây dựng đối với hệ thống trong khu công nghiệp là Ban Quản lý các khu công nghiệp, còn lại là UBND cấp huyện nơi có công trình.

Tuy nhiên, theo kiến nghị của nhà đầu tư, họ cho rằng hệ thống điện mặt trời mái nhà chỉ là thiết bị lắp đặt trên mái nhà (đã được cấp phép trước đó), nên không cần phải xin phép xây dựng... Tới nay hầu hết các hệ thống điện mặt trời đã đi vào hoạt động ổn định mới đòi hỏi giấy phép xây dựng thì nhà đầu tư không thể xin phép với công trình đã hiện hữu.

Theo ông Bồ Kỹ Thuật - Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, cho biết: “Sở không chủ động yêu cầu về giấy phép xây dựng, mà do sau khi Bộ Công Thương kiểm tra nên Công ty Điện lực Bình Dương mới có văn bản hỏi sở”- ông Thuật nói.

Cũng theo ông Thuật, trước thời điểm cuối năm 2020 (hạn chót để hoàn thành xây dựng hệ thống điện mặt trời), sở không nhận được yêu cầu hướng dẫn của nhà đầu tư, mà sau hơn một năm ngành điện lực ký hợp đồng mua bán với các nhà đầu tư, phía công ty điện lực mới có văn bản gửi sở. Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết sẽ có báo cáo lên Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn về vấn đề này.

 >>Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp

… nhưng “đá bóng” trách nhiệm?

Về phía tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ngày 11/6/2022, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức cuộc họp để nghe các cơ quan có liên quan trình bày. Đặc biệt, ở nội dung trình bày, các đơn vị cho rằng, trong khi chờ được hướng dẫn, Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ghi chỉ số và tạm dừng trả tiền điện phát sinh từ ngày 1/3/2022. Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh và các sở ngành vẫn chưa có công văn hướng dẫn "hỗ trợ" cho ngành điện.

Theo các doanh nghiệp, văn bản trả lời của Sở Xây đang có sự hiểu nhầm khiến các ngành không thể tháo gỡ.

Theo các doanh nghiệp, văn bản trả lời của Sở Xây đang có sự hiểu nhầm khiến các ngành không thể tháo gỡ.

Đặc biệt, trao đổi với báo chí, đại diện Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: Chúng tôi cần ngành môi trường trả lời cụ thể, và những trường hợp nào thì doanh nghiệp phải làm các thủ tục về môi trường và trường hợp nào thì không. Còn trả lời chung chung, chiếu theo luật, quy định... thì ngành điện không có chuyên môn.

"Các chủ đầu tư ĐMTMN mái nhà cứ làm thủ tục về môi trường gửi sở chức năng. Sở xác định phải làm hay không làm, phải trả lời cho chính chủ đầu tư đó. Chủ đầu tư kẹp vào hồ sơ gửi điện lực đầy đủ thì điện lực sẽ trả tiền" – đại diện Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu nói.

Liên quan đến việc ai gửi văn bản hỏi sở ngành chức năng về những vướng mắc, ông Trương Văn Thôi – Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho rằng phía ngành điện nên phân loại các trường hợp rồi gửi văn bản để hỏi ngành chức năng.

Tuy nhiên, đấp lại lời này, một lãnh đạo ngành điện lại nói rằng việc hỏi thuộc trách nhiệm các chủ đầu tư khi làm dự án, các chủ đầu tư cam kết sẽ bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định...?

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, từ tháng 3/2022 tới nay, không chỉ tại Bình Dương mà tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và hầu hết các tỉnh phía Nam, ngành điện tạm ngưng thanh toán cho các công trình điện mặt trời mái nhà dù vẫn đang lấy điện của nhà đầu tư rồi bán lại cho người dân.

Lý do ngành điện lực đưa ra khi ngưng thanh toán là để yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ xây dựng, an toàn của công trình, dù các hệ thống điện mặt trời đã được ký hợp đồng mua bán điện hơn một năm (từ đầu năm 2021 đến tháng 3/2022).

Còn theo phản ứng của các doanh nghiệp thì “sự nhập nhèm về khái niệm này cho thấy, một công trình xây dựng phải được liên kết định vị với đất, thế nhưng, một sản phẩm không được liên kế định vị với đất thì cần được hiểu là không phải là công trình xây dựng. Do đó, việc Sở Xây dựng trả lời như vậy là thiếu thực tiễn, đá bóng trách nhiệm. Điều quan trọng là tới giờ phút này, các nhà đầu tư không biết làm thế nào để được cấp các giấy phép, và đơn vị nào là cơ quan thẩm quyền để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu này”.

Cũng theo các doanh nghiệp, nhà xưởng là công trình xây dựng đã được cấp phép, tấm quang năng trên mái chỉ là thiết bị lắp đặt thêm. Do đó không thể coi điện mặt trời mái nhà là công trình xây dựng (khác với hệ thống mặt đất).

Một thực tế nữa là, “đa số các nhà đầu tư thực hiện ĐMTMN đã hoàn thiện và thực hiện bán điện từ năm 2020 -2021. Các quy định này trước khi các nhà đầu tư thực hiện đều không có, không yêu cầu các điều khoản này. Thế nhưng, EVN lại lấy cái sau để áp cho cái trước là “cảm tính, thiếu thực tiễn”, là hết sức bất cập.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu EVN vẫn bắt buộc các nhà đầu tư phải có giấy phép thì các cơ quan chức năng cần phải có hướng dẫn rõ ràng các thủ tục; chỉ rõ cơ quan nào cấp giấy phép để doanh nghiệp thực hiện. Song song đó, đề nghị EVN vẫn tiếp tục thanh toán cho các nhà đầu tư để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và không rơi vào tình trạng phá sản, làm ảnh hưởng tới chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực ĐMTMN mà Chính phủ đã khuyến khích tư nhân tham gia trước đó.

Đáng nói, trước những thủ tục trên, nhiều nhà đầu tư  đã bị ngưng thanh toán tiền đang có nguy cơ phá sản do không có tiền trả ngân hàng, trong khi một số tiền rất lớn vẫn đang được các công ty điện lực "ngâm" lại không trả cho nhà đầu tư là những vấn đề rất đáng chú ý.

Có thể bạn quan tâm

  • 22/06 Tọa đàm: “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển”

    03:00, 10/06/2022

  • EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời: "Cảm tính"?

    01:11, 11/06/2022

  • Gia Lai: Vì sao loạt dự án điện mặt trời được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm?

    01:12, 09/06/2022

  • “Giấy phép con” siết điện mặt trời

    20:48, 07/06/2022

  • Vụ nhà đầu tư điện mặt trời áp mái kêu cứu: Doanh nghiệp có quyền được khiếu nại?

    03:30, 21/04/2022

  • CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà khẩn cầu hỗ trợ tháo gỡ khó khăn

    03:35, 17/04/2022

  • Doanh nghiệp điện mặt trời áp mái khẩn khoản kêu cứu lên Bộ Công thương

    05:00, 08/04/2022

  • Doanh nghiệp điện mặt trời áp mái "kêu cứu"

    04:00, 08/04/2022

Có thể bạn quan tâm

  • 22/06 Tọa đàm: “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển”

    03:00, 10/06/2022

  • EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời: "Cảm tính"?

    01:11, 11/06/2022

  • Gia Lai: Vì sao loạt dự án điện mặt trời được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm?

    01:12, 09/06/2022

  • “Giấy phép con” siết điện mặt trời

    20:48, 07/06/2022

  • Vụ nhà đầu tư điện mặt trời áp mái kêu cứu: Doanh nghiệp có quyền được khiếu nại?

    03:30, 21/04/2022

  • CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà khẩn cầu hỗ trợ tháo gỡ khó khăn

    03:35, 17/04/2022

  • Doanh nghiệp điện mặt trời áp mái khẩn khoản kêu cứu lên Bộ Công thương

    05:00, 08/04/2022

  • Doanh nghiệp điện mặt trời áp mái "kêu cứu"

    04:00, 08/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EVN ngưng trả tiền mua điện mặt trời (Bài 2): Các địa phương vào cuộc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO