EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời: "Cảm tính"?

Diendandoanhnghiep.vn Đó là những phản ứng của các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), trước quyết định EVN công bố dừng thanh toán tiền mua điện.

>> 22/06 Tọa đàm: “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển”

Những tranh cãi quyết liệt về trách nhiệm của EVN trong việc dừng thanh toán tiền điện cho các nhà đầu tư ĐMTMN, vì cho rằng chưa đủ điều kiện của “Giấy phép con”

Những tranh cãi quyết liệt về trách nhiệm của EVN trong việc dừng thanh toán tiền điện cho các nhà đầu tư ĐMTMN, vì cho rằng chưa đủ điều kiện của “Giấy phép con”.

Cảm tính…

Theo ông Nguyễn Quốc Huy – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Huy Hoàng, chia sẻ: mấu chốt dẫn đến EVN tạm ngừng thanh toán tiền điện đối với các chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN),và hiện nay có 3 địa phương gồm Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, đang khiến các doanh nghiệp đang gắp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp hồ sơ an toàn công trình xây dựng và hồ sơ an toàn phòng chống cháy nổ, nếu không sẽ không được thanh toán.

Và đây chính là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phản ứng vì cho rằng việc EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời đới với nhà đầu tư là hành động “cảm tính”.

Đơn cử, theo văn bản của Sở Xây dựng Bình Dương, gửi cho các doanh nghiệp cho rằng “hệ thống điện mặt trời mái nhà là công trình xây dựng, loại công trình công nghiệp cấp IV, nên phải xin cấp phép xây dựng”.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã liên hệ để được cấp phép thì ngành xây dựng lại trả lời rằng “không có cơ sở để cấp giấy phép xây dựng đối với hệ thống đã lắp trên mái nhà xưởng, bởi công trình bên dưới đã có giấy phép xây dựng" – ông Huy bức xúc.

Cũng theo ông Huy, trên thực tế, để đầu tư ĐMTMN thì bản thân các doanh nghiệp đều đi vay ngân hàng để thuê mái thực hiện dự án với doanh thu ổn định trên 200 triệu đồng/MW thời gian qua. Do đó, khi EVN ngừng thanh toán, các chủ đầu tư rơi vào tình cảnh nhảy nhóm nợ xấu, thậm chí phá sản.

"Chúng tôi đã ủy thác cho các ngân hàng làm việc với EVN để thu hồi số tiền điện mà EVN đã ghi nhận sản lượng mà chưa thanh toán. Tuy nhiên, về quan điểm thì các nhà đầu tư mong muốn phía EVN vẫn thanh toán tiền điện trong lúc chúng tôi đang hoàn thiện các thủ tục theo quy định", ông Huy đề nghị.

 >> Vụ nhà đầu tư điện mặt trời áp mái kêu cứu: Doanh nghiệp có quyền được khiếu nại?

… và thiếu thực tiễn

Tương tự, đại diện Công ty TNHH SoLar Sài Gòn, cho rằng: Trong câu chuyện này đang có sự hiểu nhầm của Sở Xây dựng Bình Dương khi trả lời Công ty Điện lực Bình Dương tại công văn số 1531/SXD-KTKT ký ngày 22/4/2022 (đính kèm), trong đó có hướng dẫn: Hệ thống ĐMTMN là công trình xây dựng, loại công trình công nghiệp (công trình năng lượng) cấp IV, không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng, phải xin cấp phép xây dựng cho Hệ thống ĐMTMN.

Việc hướng dẫn như vậy có những vấn đề hết sức bất hợp lý. Bởi, hướng dẫn của Sở Xây dựng không phù hợp với thực tiễn của hàng loạt Hệ thống ĐMTMN đang tồn tại trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương, cụ thể:

Một, nếu hệ thống ĐMTMN hiện đang được lắp tại các công trình dân dụng (như nhà dân, khách sạn, bệnh viện, trường học, trụ sở doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài…) đang có công suất dưới 1MW, theo hướng đẫn của Sở xây dựng đều thuộc các công trình xây dựng, loại công trình công nghiệp (năng lượng) cấp IV và theo qui định không thuộc dạng miễn cấp phép xây dựng, phải xin cấp phép xây dựng hệ thống ĐMTMN.

Vậy thực tế hàng loạt các công trình Hệ thống ĐMTMN đang tồn tại (không có giấy phép xây dựng cho Hệ thống ĐMTMN) tại các khu đô thị có phải là lắp đặt trái phép không? Và nếu nó không trái phép thì nó được phép lắp đặt dựa trên các văn bản pháp lý nào?

Hai, nếu hệ thống ĐMTMN hiện đang được lắp tại các khu vực cấm không qui hoạch các công trình công nghiệp thì liệu nếu cấp giấy phép xây dựng cho Hệ thống ĐMTMN thuộc công trình công nghiệp có phải là cấp trái qui hoạch được duyệt không? (Giả sử như trong trường hợp có hệ thống ĐMTMN lắp trên mái của trường học, bệnh viện thuộc khu vực cấm qui hoạch công trình công nghiệp)?.

Ba, hướng dẫn của Sở Xây dựng chưa phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành (Luật Xây dựng, Quyết định13 của Thủ tướng, Thông tư 06 của Bộ Xây dựng) về Khái niệm công trình xây dựng được qui định tại Khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng Số: 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 và Luật số: 62/2020/QH14 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng: “10. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác”. Bên cạnh đó, khái niệm này cho thấy, công trình xây dựng phải được liên kết định vị với đất; một sản phẩm không được liên kế định vị với đất sẽ không phải là công trình xây dựng.

Do đó, việc Sở Xây dựng trả lời như vậy là thiếu thực tiễn – đại diện SoLar Sài Gòn nói.

đại diện Công ty TNHH SoLar Sài Gòn, cho rằng: Trong câu chuyện này đang có sự hiểu nhầm của Sở Xây dựng Bình Dương khi trả lời Công ty Điện lực Bình Dương tại công văn số 1531/SXD-KTKT ký ngày 22/4/2022

Đại diện Công ty TNHH SoLar Sài Gòn: Trong câu chuyện này đang có sự hiểu nhầm của Sở Xây dựng Bình Dương khi trả lời Công ty Điện lực Bình Dương tại công văn số 1531/SXD-KTKT ký ngày 22/4/2022

Còn theo ông Trương Công Vũ - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ năng lượng Toàn Cầu, cho rằng: nhà xưởng là công trình xây dựng đã được cấp phép, tấm quang năng trên mái chỉ là thiết bị lắp đặt thêm. Do đó không thể coi điện mặt trời mái nhà là công trình xây dựng (khác với hệ thống mặt đất). Bên cạnh đó, đa số các nhà đầu tư thực hiện ĐMTMN và hoàn thiện và đã bán điện từ năm 2020 -2021 và quy định không yêu cầu các điều khoản này. Thế nhưng, EVN lại lấy cái sau để áp cho cái trước là “cảm tính, thiếu thực tiễn” là hết sức bất cập – ông Vũ nói.

Tuy nhiên, ông Vũ cho rằng trong trường hợp nếu EVN bắt buộc các nhà đầu tư phải có giấy phép thì cần phải có hướng dẫn rõ ràng các thủ tục, cơ quan nào cấp giấy phép để doanh nghiệp thực hiện. Song song đó, đề nghị EVN vẫn tiếp tục thanh toán cho các nhà đầu tư để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và không rơi vào tình trạng phá sản – ông Vũ đề nghị.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EVN tạm ngưng trả tiền mua điện mặt trời: "Cảm tính"? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714395065 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714395065 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10