Đột phá thu hút đầu tư và phát triển kinh tế từ khu thương mại tự do
Triển khai hiệu quả khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ giúp Bà Rịa-Vũng Tàu phát huy tiềm năng và cơ hội trong bối cảnh mới.
>>>LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ yếu tố để xây dựng một khu thương mại tự do
Phát biểu tại phiên thảo luận diễn đàn Liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp tổ chức tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 08/09/2023, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế - xã hội năng động, sáng tạo, có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước và thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước.
Hoạt động thương mại của vùng khá sôi động, trong đó có đóng góp từ ngành logistics. Vùng Đông Nam Bộ có kết nối đa dạng với cả nước thông qua các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không cùng hệ thống kho bãi đa dạng.
Cơ hội phát triển rộng mở
Năm 2022, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về “Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ”. Khu thương mại tự do là khu vực địa lý nằm trên một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhưng không áp dụng thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp quản lý thương mại. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, nếu sớm triển khai hiệu quả, giải pháp này sẽ giúp Bà Rịa - Vũng Tàu tận dụng các tiềm năng và cơ hội trong bối cảnh mới.
Phân tích cụ thể về nội dung này, bà Trần Thị Hồng Minh đề cập đến 3 cơ hội cho sự phát triển của tỉnh. Đó là hàng hóa của các nước và vùng lãnh thổ, dù có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam hay không, đều có thể được chuyển đến, xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công tại khu thương mại tự do của Bà Rịa-Vũng Tàu mà không phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Sau đó, sản phẩm có thể có lựa chọn xuất khẩu sang một nước khác, hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
>>>Liên kết phát triển Logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ
Trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa từ khu thương mại tự do, doanh nghiệp sẽ tránh hoặc giảm thiểu được các chi phí (thời gian, tài chính, nhân lực) liên quan đến thực hiện các thủ tục nhập khẩu, tái xuất, nộp thuế, hoàn thuế,… Đặt trong bối cảnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm hàng đầu về thu hút FDI và logistics của cả nước, việc hình thành và phát triển khu thương mại tự do sẽ giúp tăng thêm sức hấp dẫn của tỉnh, cả vùng Đông Nam Bộ, đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, khu thương mại tự do có thể là nơi thử nghiệm vận hành các sáng kiến, dự án chuyển đổi số gắn với hải quan nói riêng và quản lý hoạt động thương mại nói chung. Một nội dung quan trọng đang được nghiên cứu là thúc đẩy thương mại không giấy tờ, trong đó có thương mại không giấy tờ xuyên biên giới, để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tránh được những rủi ro thiếu nhất quán về phân loại hàng hóa, tránh được vi phạm về thuế.
“Trong hợp tác với Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), chúng tôi đã có những đánh giá về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cả về pháp lý và kỹ thuật cho thương mại không giấy tờ xuyên biên giới. Nếu mạnh dạn triển khai theo hướng này, tỉnh cũng có thể có cơ hội tiếp cận hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác” - bà Trần Thị Hồng Minh thông tin.
Cùng với đó, nếu tư duy và tổ chức hợp lý hướng đến phát triển bền vững, khu thương mại tự do có thể trở thành địa bàn thử nghiệm các mô hình kinh tế tuần hoàn
Có thể bạn quan tâm
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Vai trò kết nối của đường thủy nội địa
16:37, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Liên kết vùng phát triển chuỗi logistics
16:20, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Hiện đại hóa Hải quan, thúc đẩy liên kết
16:12, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Phát huy 3 cực tăng trưởng quan trọng của Vùng
15:15, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Gỡ "điểm nghẽn" trong chuỗi hoạt động
15:11, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển
14:40, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Bài 1): Nhiều điểm nghẽn “kìm chân”
12:03, 07/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Bài 2): Bài toán thu hút hàng hoá khu vực
12:50, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Khu thương mại tự do - đột phá phát triển kinh tế
09:42, 06/09/2023
Hình mẫu nào cho khu thương mại tự do tại Việt Nam?
03:45, 01/12/2022
Hình thành khu thương mại tự do là vấn đề quan trọng
17:59, 11/10/2021
Vì sao Hải Phòng đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do?
02:51, 02/09/2021
Hải Phòng: Đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do để tạo sự đột phá
11:02, 21/08/2021
gắn với xử lý, chế biến các đầu vào từ nhập khẩu mà trước đây bị coi là phế phẩm, phụ phẩm,… Việc nhập khẩu các mặt hàng này để sản xuất gia công theo cách tiếp cận truyền thống thường chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định phi thuế quan và doanh nghiệp chịu nhiều tổn phí (thời gian, tài chính, nhân lực).
Theo bà Trần Thị Hồng Minh, trong công việc đang tham mưu cho Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CIEM ghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Trong đó hướng tới tạo dựng khung pháp lý đủ thuận lợi, an toàn và chặt chẽ để sớm hiện thực hóa các dự án kinh tế tuần hoàn, có thể có dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nếu được thông qua sớm, cơ chế này có thể giúp phát huy hơn nữa lợi ích từ việc vận hành khu thương mại tự do trên địa bàn tỉnh.
Tạo môi trường đầu tư cởi mở
Để khu thương mại tự do trở thành đột phá chiến lược phát triển cảng biển và kinh tế của tỉnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề xuất 4 nội dung.
Thứ nhất, cần xác định địa điểm, quy mô xây dựng khu thương mại tự do phù hợp với các quy hoạch liên quan, thực trạng và định hướng phát triển kết nối giao thông, dịch vụ (trong đó có dịch vụ logistics) ở quy mô vùng và liên vùng. Theo đó, tỉnh cần đặc biệt trao đổi, lắng nghe ý kiến của cộng đồng nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, rà soát các chính sách kinh tế-thương mại và các chính sách liên quan như phát triển nguồn nhân lực, phát triển các tiện ích (tài chính-bảo hiểm-ngân hàng, y tế,…) phục vụ hoạt động của doanh nghiệp trong khu thương mại tự do. Trong đó, xác định các chính sách cần thực hiện trong thẩm quyền của tỉnh và kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện các cơ chế liên quan (kể cả cơ chế đặc thù, trong trường hợp cần thiết) để vận hành hiệu quả khu thương mại tự do.
Thứ ba, nghiên cứu, kiến nghị thành lập mô hình tổ chức, bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, gắn với tư duy và phương thức quản trị hiện đại, minh bạch, có đo lường kết quả rõ ràng (gắn với tư duy liên kết vùng) trong hoạt động của khu thương mại tự do.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực thể chế và kỹ thuật để chuẩn bị cho việc vận hành khu thương mại tự do.