LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Bài 1): Nhiều điểm nghẽn “kìm chân”

Diendandoanhnghiep.vn Được đánh giá có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển mang tầm quốc gia và quốc tế, tuy nhiên ngành logistics vùng Đông Nam Bộ đang còn nhiều điểm nghẽn "kìm chân".

>>>08/09: Diễn đàn "Liên kết phát triển logistics – động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ"

Diễn đàn "Liên kết phát triển logistics - động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Sở Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp tổ chức.

vùng hiện có gần 18.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, chiếm 46% trong số 39.000 doanh nghiệp logistics cả nước và đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa cũng như hơn 60% khối lượng hàng container cả nước

Vùng Đông Nam Bộ hiện có gần 18.000 doanh nghiệp logistics đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa cũng như hơn 60% khối lượng hàng container cả nước.

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, đóng góp khoảng 40% GDP và khoảng 50% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước. Là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng. Tuy nhiên, còn nhiều điểm nghẽn "kìm chân" sự phát triển cả về chất lượng, dịch vụ lẫn số lượng doanh nghiệp trong ngành logistics của vùng.

Theo đó, hiện vùng Đông Nam Bộ có cụm cảng biển lớn nhất cả nước là cảng Tân Cảng Cát Lái và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đa dạng các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không kết nối với cả nước cùng hệ thống kho bãi đa dạng; 86 khu công nghiệp phát triển cùng với hàng hóa của các tỉnh, thành phố khu vực phía  Nam, tạo nguồn hàng dồi dào cho hoạt động xuất nhập khẩu thông qua cụm cảng của vùng.

Ngoài ra, vùng còn có 6 luồng hàng hải công cộng đang hoạt động khai thác gồm luồng hàng hải Sài Gòn-Vũng Tàu, luồng hàng hải Vũng Tàu-Thị Vải, luồng hàng hải Sông Dinh, luồng hàng hải Soài Rạp, luồng hàng hải Đồng Tranh-Gò Gia, luồng hàng hải Đồng Nai. Ngoài hệ thống cảng biển, vùng còn có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cùng sân bay Long Thành đang được xây dựng.

Tại Đông Nam Bộ, vùng hiện có gần 18.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, chiếm 46% trong số 39.000 doanh nghiệp logistics cả nước và đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa cũng như hơn 60% khối lượng hàng container cả nước chủ yếu thông qua hệ thống cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), Cái Mép-Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Chuyên gia Nguyễn Tấn Thành, Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đánh giá, trong tổng số hơn 10 triệu TEU container lưu thông cả nước, riêng vùng Đông Nam Bộ đạt 7 triệu TEU. Giao thông hàng không của vùng chiếm hơn 700.000 tấn trong tổng lưu lượng hàng không quốc tế và nội địa hơn 1 triệu tấn của cả nước. Như vậy, có thể thấy khối lượng vận chuyển của vùng Đông Nam Bộ là rất lớn.

Tuy đã đạt được một số kết quả trong hoạt động vận tải và logistics, nhưng hoạt động giao thông vận tải vẫn là “điểm nghẽn” nghiêm trọng của vùng Đông Nam Bộ. Nói như ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải: “Nghẽn trên cả 5 phương thức vận tải: đường bộ, hàng không, đường biển, đường thủy nội địa và đường sắt”.

Theo đó, vận tải đường bộ vẫn là phương thức đảm nhận thị phần và kết nối các phương thức vận tải trong Vùng, trong khi đó hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp, các phương thức vận tải khác chưa được phát triển.

DIỄN ĐÀN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN LOGISTICS – ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

-     Thời gian : 13h30 - 17h30, Thứ Sáu, Ngày 08/09/2023

-     Địa điểm : Trung tâm Hội nghị Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong khi đó, vận tải biển lại bị hạn chế bởi các luồng kết nối với hệ thống cảng biển nằm sâu trong nội địa nên hạn chế tải trọng tàu, hệ thống cảng biển thiếu kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.

Vận tải thuỷ nội địa của Vùng có năng lực xếp dỡ thấp, sử dụng công nghệ thiết bị bốc xếp lạc hậu, hệ thống cầu bến thô sơ. Vận tải đường sắt quốc gia chỉ mới có 1 tuyến Bắc – Nam khai thác trên khổ đường đơn 1.000m chạy chung vận chuyển hàng hóa và hành khách, hạn chế vận tải hàng hóa bằng đường sắt, tuyến đường sắt tốc độ cao, các tuyến đường sắt chuyên dùng kết nối đến cảng biển mới dừng ở mức nghiên cứu, đường sắt đô thị chưa phát triển.

Một số công trình trọng điểm như sân bay Long Thành (giai đoạn 1), di dời cảng trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, công trình hạ tầng kỹ thuật khắc phục tình trạng ngập úng... còn chậm tiến độ trong việc hiện đại hóa các tuyến đường sắt hiện có và hạ tầng công nghệ để khắc phục tình trạng úng ngập. Do đó, đến nay vùng vẫn thiếu tuyến đường sắt quốc gia nối từ các trung tâm công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai xuống cụm cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải.

>>>Đề xuất tăng 10% “giá sàn” bốc dỡ container: Còn nhiều lo lắng!

Đáng lưu ý, hạ tầng giao thông kết nối giữa các cụm cảng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa theo kịp với xu thế phát triển của cảng biển và kinh tế-xã hội của khu vực. Việc điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hợp lý để khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Đơn cử như đa phần các container xuất nhập khẩu qua cảng Bà Rịa-Vũng Tàu đều sử dụng sà lan đường thủy nội địa về Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận để thông quan, chỉ một số ít sử dụng đường bộ và làm thủ tục hải quan tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Điều này vừa gây áp lực lớn lên hệ thống giao thông đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh, vừa hạn chế nguồn thu ngân sách của các tỉnh.

Nói như ông Vũ Hồng Hùng, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị Vải (TCTT): “Hơn 85% hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng TCTT được vận chuyển bằng đường sà lan, và chỉ có 10% - 15% được vận chuyển bằng đường bộ. Điều này gây ra một áp lực lớn cho vận tải thủy nội địa và mạng lưới các ICD tại các khu vực Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai, Cát Lái trong điều kiển khai thác hiện tại khi các Hãng tàu không ngừng yêu cầu cảng biển phải nâng cao chất lượng dịch vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa, tăng năng suất giải phóng tàu, đảm bảo giờ cập rời của các chuyến tàu theo lịch trình đã có sẵn”.

Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển có bước phát triển nhanh, nhưng hệ thống dịch vụ kho bãi, trung tâm logistics sau cảng chưa theo kịp xu thế, thiếu hụt các dịch vụ logistics như mạng lưới dịch vụ kho tổng hợp hàng hóa, ICD, kho lạnh, dịch vụ về container như vệ sinh, sửa chữa, cung cấp pallet, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu… Ngoài ra, việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả.

Nghẽn trên cả 5 phương thức vận tải: đường bộ, hàng không, đường biển, đường thủy nội địa và đường sắt

Vùng Đông Nam Bộ "nghẽn" trên cả 5 phương thức vận tải: đường bộ, hàng không, đường biển, đường thủy nội địa và đường sắt. 

Để khắc phục những điểm nghẽn kể trên, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022  của Bộ Chính trị về “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định mục tiêu, đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%.

Tầm nhìn 2045, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Đáng lưu ý, Nghị quyết 24-NQ/TW đưa quan điểm, Đông Nam Bộ cần tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông.

Đặc biệt, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch vừa được thành lập nhằm hoàn thiện thể chế, cơ chế điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết 24-NQ/TW. Đổi mới cơ chế điều phối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững khu vực Đông Nam Bộ.

Theo đó, nhằm mục phát triển vùng đến năm 2030 xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, trở thành trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đến năm 2050, Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. 

LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Bài 2): Bài toán thu hút hàng hoá khu vực

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Bài 1): Nhiều điểm nghẽn “kìm chân” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714368039 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714368039 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10