Đông Nam Bộ có lợi thế rất lớn về hạ tầng giao thông cũng như số lượng doanh nghiệp lớn để phát triển logistics.
>>>LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Phát huy 3 cực tăng trưởng quan trọng của Vùng
Phát biểu tại diễn đàn “Liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp tổ chức tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 08/09/2023, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Đông Nam Bộ là khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Bên cạnh lợi thế về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, Đông Nam Bộ còn lợi thế rất lớn về lĩnh vực logistics. Trước hết là lợi thế về hạ tầng hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics với 2 cụm cảng lớn là cụm cảng TP Hồ Chí Minh và cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu và sắp tới là Cần Giờ - cảng trung chuyển trong tương lai.
Ở Đông Nam Bộ có sân bay Tân Sơn Nhất có lưu lượng hàng hóa và hành khách lớn nhất cả nước và sắp tới là sân bay Long Thành tạo sức hút cho ngành logistics hàng không của đất nước. Về đường bộ có các quốc lộ huyết mạch, tuyến đường cao tốc đã và sẽ hình thành trong tương lai để nối sang nước bạn Campuchia.
Trung tâm logistics cũng tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu từ hình thức kho bãi đến trung tâm logistics hiện đại hơn.
Khu vực Đông Nam Bộ cũng tập trung nhiều doanh nghiệp logistics với số lượng từ 13.000 - 15.000 doanh nghiệp, trong đó, TP Hồ Chí Minh chiếm 3/4 doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp logistics FDI, tạo động lực cho sự phát triển của ngành trong cả nước.
>>>LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển
Đề cập đến một số xu hướng phát triển của ngành, ông Trần Thanh Hải tóm tắt bằng 3 cụm từ: xanh hóa, số hóa và tự động hóa.
Về xu hướng xanh hóa, tại hội nghị COP26, Thủ tướng đã cam kết cân bằng phát thải vào năm 2050, chúng ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của xanh hoá. Phần nhiều các doanh nghiệp hiện nằm trong một chuỗi cung ứng và đó là chuỗi cung ứng xanh. Nếu doanh nghiệp không xanh sẽ loại khỏi chuỗi cung ứng, dù chúng ta ở loại hình doanh nghiệp nào vì khách hàng sẽ không chọn, nhất là các khách hàng lớn tại châu Âu, Hoa Kỳ.
Xu hướng số hóa và tự động hóa cũng đang hiện hữu. Những kho thông minh đã hình thành, không cần con người mà điều khiển bằng robot và tự động. Hoặc hệ thống cảng, không cần xe mà vận chuyển contener bằng xe không người lái, điều khiển từ xa. Mô hình này đã xuất hiện tại Trung Quốc, Singapore và sẽ trở thành tiêu chuẩn phổ biến…
Bên cạnh đó, một số xu hướng khác là phát triển trung tâm logistics đa tầng do diện tích đất thu hẹp, nhất là tại những khu vực có giá trị như Đông Nam Bộ không có diện tích để mở rộng; kết nối trung tâm logistics như khu công nghiệp để khắc phục tình trạng phân tán, mất tính liên kết; khu thương mại tự do thu hút thêm các nhà đầu tư; cảng trung chuyển…
Thông tin về chính sách phát triển logistics của Việt Nam, ông Trần Thanh Hải cho biết: Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng chiến lược phát triển logistics trong 10 năm tới dự kiến sẽ ban hành trong năm 2024. Bên cạnh đó, các bộ ngành có liên quan có các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hỗ trợ địa phương…
Với các địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ, ông Trần Thanh Hải đề xuất một số gợi ý để thúc đẩy phát triển liên kết logistics vùng. Đó hoàn thiện chính sách hạ tầng, trong đó nhận thức đúng đắn về vai trò logistics là ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương để xác định tầm nhìn rõ ràng; đầu tư hạ tầng kết nối tạo hệ sinh thái hỗ trợ vận chuyển tốt hơn; tăng tính liên kết đến các khu vực xung quanh như Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và các quốc gia lân cận để phát huy thế mạnh.
Bên cạnh đó, các tỉnh cần có chính sách thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp logistics phát triển.
Có thể bạn quan tâm
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Hiện đại hóa Hải quan, thúc đẩy liên kết
16:12, 08/09/2023
Liên kết phát triển Logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ
16:10, 08/09/2023
Bà Rịa - Vũng Tàu: tháo điểm nghẽn, tạo động lực cho phát triển Logistics
15:51, 08/09/2023
Đông Nam Bộ - thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển
15:48, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Gỡ "điểm nghẽn" trong chuỗi hoạt động
15:11, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển
14:40, 08/09/2023
[TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN] Liên kết phát triển Logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ
14:30, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Bài 2): Bài toán thu hút hàng hoá khu vực
12:50, 08/09/2023
LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Bài 1): Nhiều điểm nghẽn “kìm chân”
12:03, 07/09/2023