Hạ tầng logistics đang "kìm chân" xuất nhập khẩu hàng hoá vùng Đông Nam Bộ

Bài - Ảnh: THY HẰNG 31/07/2024 10:36

Doanh nghiệp lo lắng, cơ sở hạ tầng logistics thiếu hụt, chi phí logistics cao đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, làm giảm thời gian lưu trữ và làm tăng tỷ lệ hư hỏng hàng hoá.

>>>Giá cước vận tải biển tăng cao, Bộ Công Thương khuyến nghị 6 giải pháp

Phát biểu khai mạc Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh, mặc dù chỉ chiếm hơn 7% tổng diện tích và gần 20% dân số cả nước, nhưng vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ tổ chức sáng 31/7 tại TP HCM.

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ tổ chức sáng 31/7 tại TP HCM. 

Cần Chương trình hành động đột phá

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP cả Vùng ước đạt 5,06%, cao hơn mức tăng 5,05% của cả nước; thu hút 11.390 triệu USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 31,1% vốn FDI của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng năm 2023 đạt 220,5 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2024 đạt 115,7 tỷ USD, chiếm 31% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Hàng hóa xuất khẩu của Vùng đã có mặt ở gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó tập trung ở các thị trường truyền thống, đặc biệt với các thị trường mà Việt Nam đã có hiệp định thương mại tự do như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…

Cơ sở hạ tầng của Vùng có sự phát triển rõ nét, phản ánh qua tiến độ xây dựng hàng loạt các dự án quan trọng như: Sân bay Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường Vành đai 3 TPHCM, các tuyến cao tốc; việc thúc đẩy các dự án lớn như Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM, Trung tâm thương mại tự do tại Bà Rịa-Vũng Tàu (khu Cái Mép - Thị Vải)… Kết quả trên cho thấy khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới của Vùng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng thẳng thắn, Vùng đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có những vấn đề như tốc độ phát triển của Vùng thời gian qua chưa tương xứng so với tiềm năng; đóng góp của Vùng trong GDP cả nước đang có xu hướng giảm, trong khi các tiềm năng dư địa, lợi thế còn đang rất nhiều, chưa khai thác hết.

Bên cạnh đó, công nghiệp phát triển thiếu bền vững, chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hợp lý (khu vực trung tâm vẫn tập trung các khu công nghiệp (KCN) cần nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp). Chưa làm chủ được công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn trong những ngành chủ lực.

Mối quan hệ Vùng và liên kết Vùng trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu còn chưa được quan tâm thỏa đáng.

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển kinh tế xanh, phát thải cac-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển nhanh hệ thống đô thị xanh, thông minh, hiện đại. 

“Để tạo ra bước chuyển biến mới, có tính đột phá trong việc phát huy vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế phát triển của Vùng; đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu to lớn đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, vượt qua những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra trong phát triển vùng Đông Nam Bộ, cần phải có hàng loạt các giải pháp, bao gồm các giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ, liên kết chuỗi trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

 Lãnh đạo Bộ Công Thương, vùng Đông Nam Bộ cần phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá.

Theo Lãnh đạo Bộ Công Thương, vùng Đông Nam Bộ cần phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá.

Muốn vậy, theo Lãnh đạo Bộ Công Thương, vùng Đông Nam Bộ cần phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá.

Từ góc độ địa phương, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố và cộng đồng doanh nghiệp đang tận dụng các nguồn lực tập trung xuất khẩu vào các thị trường quan trọng, đặc biệt là các thị trường có FTA.

Theo Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ đã xác định vùng Đông Nam Bộ, phấn đấu đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics.

“Nhận thức được điều này, liên kết vùng là ưu tiên hàng đầu của các tỉnh thành trong khu vực. TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành cần tận dụng các lợi thế nội tại của vùng để tìm kiếm cơ hội đẩy mạnh xuất nhập khẩu”, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh. Đồng thời cho rằng, để thúc đẩy liên kết vùng hiệu quả cần xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ, hoàn thiện liên kết hạ tầng giao thông, logistics,…

>>>Phát triển logistics xanh: Hiện thực khát vọng!

>>>Đưa Việt Nam thành trung tâm logistics mới

Hoàn thiện hạ tầng logistics

Ông Đặng phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam khẳng định vùng Đông Nam Bộ là vùng xuất khẩu rau quả lớn, đặc biệt đang tăng trưởng mạnh xuất khẩu sản phẩm sầu riêng, chỉ 6 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đã đạt hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm. Tương lai ngành hàng này sẽ tăng trưởng chiếm 50-60%.

“Vấn đề hiện nay là cần nâng cao chất lượng, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sầu riêng. Chúng tôi đề nghị các địa phương giữ vững chất lượng sầu riêng, không vì lợi nhuận mà cắt sầu riêng non, tình trạng phá vỡ hợp đồng “bể kèo” gây mất uy tín với doanh nghiệp và sầu riêng Việt Nam. Sầu riêng nói riêng và ngành rau quả nói chung sẽ có mức tăng trưởng mạnh trong năm nay. Đặc biệt sau khi Nghị định thư với Trung Quốc được ký kết thì sầu riêng có khả năng sẽ vượt cả mặt hàng lúa gạo”, ông Đặng Phúc Nguyên nhận định.

Đồng thời, ông Nguyên cho biết hiện xung đột địa chính trị đang khiến giá cước và thời gian vận chuyển hàng nông sản tăng lên, tạo áp lực với các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, ông Nguyên khuyến nghị doanh nghiệp nên tập trung khai thác các thị trường gần như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…. Có thể mở cửa đàm phán thêm mặt hàng mới như quả bơ.

Cũng nỗi lo về logistics hàng hoá, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh lo lắng, cơ sở hạ tầng kho bảo quản, kho lạnh thiếu hụt đang ảnh hưởng lớn tới ngành lương thực thực phẩm, làm giảm thời gian lưu trữ và làm tăng tỷ lệ hư hỏng hàng hoá.

Bà Lý Kim Chi cho rằng, do chưa có chính sách khuyến khích chung cho lĩnh vực kho lạnh này. Trong khi đó, doanh nghiệp “tự thân vận động” thì làm không nổi.

“Doanh nghiệp của chúng tôi chủ yếu là nhỏ và vừa và đang đối mặt khó khăn hết sức lớn về tài chính. Do dó, chúng tôi có đề xuất chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp làm kho lạnh với TP Hồ Chí Minh, thành phố đã đưa vào chương trình hành động của TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp hoạt động rộng ra khỏi địa bàn TP Hồ Chí Minh thì lại không được hưởng các chính sách ưu đãi đó nữa. Do đó, chúng tôi cần các tỉnh trong vùng cũng có chính sách khuyến khích phù hợp. Đề xuất Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ cần có kiến nghị với Trung ương chính sách chung khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kho này”, bà Kim Chi nhấn mạnh.

Thứ hai, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh đề xuất cơ chế phát triển vùng nguyên liệu. Hiện TP HCM đang tích cực triển khai liên kết vùng và xây dựng vùng nguyên liệu, nhưng để xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho ngành lương thực thực phẩm vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ liên kết mang tính vùng, để các doanh nghiệp của TP HCM mở rộng đầu tư được tại các tỉnh thành.

Thứ ba, bà Lý Kim Chi cho biết doanh nghiệp đang bị vướng với các hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ của các nước, do đó, cần có chính sách hỗ trợ tháo gỡ.

Đề xuất giải pháp cho những băn khoăn về hạ tầng logistics cho các Hiệp hội doanh nghiệp nói trên, ông Đào Trọng Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, VLA đang liên kết chặt chẽ với các Hiệp hội triển khai nhiều Dự án, chương trình hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cho Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng.

Theo ông Đào Trọng Khoa, Các Hiệp hội cần trao đổi, chia sẻ thông tin một cách chuyên nghiệp, phối hợp với VLA xây dựng cơ sở dữ liệu logistics và chuỗi cung ứng Việt Nam.

Theo ông Đào Trọng Khoa, các Hiệp hội cần trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp với VLA xây dựng cơ sở dữ liệu logistics và chuỗi cung ứng Việt Nam.

Để hỗ trợ, thúc đẩy Vùng Đông Nam Bộ có sự chuyển mình khởi sắc trong hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xuất nhập khẩu mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, Chủ tịch VLA kiến nghị, với các địa phương trong Vùng, đề nghị tổ chức các tổ công tác chuyên môn, phối hợp với VLA xây dựng các chương trình hành động cụ thể, trọng tâm là:

Phối hợp thực hiện quy hoạch, kế hoạch để hỗ trợ triển khai các giải pháp logistics cho nông sản – nhất là hạ tầng logistics theo Công điện 13 của Thủ tướng. Hỗ trợ các dự án ESG, phục vụ cho phát triển logistics xanh, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hỗ trợ các dự án chuyển đổi số về logistics nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả vận hành, cắt giảm chi phí logistics, nâng cao tính cạnh tranh cho xuất nhập khẩu Việt Nam.

Với các doanh nghiệp, hiệp hội trong Vùng, ông Đào Trọng Khoa đề xuất giải pháp liên kết doanh nghiệp trong ngành, hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics có tính cạnh tranh cao. Liên kết doanh nghiệp ngoài ngành, theo các ngành hàng, giải quyết các vấn đề đăc thù của từng ngành, mục đích tối ưu hoá, tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

“Các Hiệp hội cần trao đổi, chia sẻ thông tin một cách chuyên nghiệp, phối hợp với VLA xây dựng cơ sở dữ liệu logistics và chuỗi cung ứng Việt Nam”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.

Đặc biệt nhắc tới các sự kiện xúc tiến thương mại của hiệp hội như VILOG, FWC 2025, Chủ tịch VLA nhấn mạnh đây là những dịp để doanh nghiệp mở rộng cơ hội kết nối giao thương với đối tác quốc tế. 

Đề xuất Bộ Công Thương chỉ đạo các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu kết nối, hợp tác chặt chẽ với VLA, có phương án ứng phó kịp thời để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các biến động của thị trường.

Đề xuất Bộ Công Thương chỉ đạo các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu kết nối, hợp tác chặt chẽ với VLA, có phương án ứng phó kịp thời để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các biến động của thị trường.

Ngoài ra, Lãnh đạo VLA cũng nhấn mạnh tới hợp tác kết nối với thị trường quốc tế thông qua mạng lưới toàn cầu, đặc biệt là các thị trường mới, thị trường ngách. Liên kết, kết nối doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics phụ vụ thương mại điện tử xuyên biên giới (e-logistics).

Với Bộ Công Thương, VLA đề xuất Bộ đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của các địa phương Vùng Đông Nam Bộ hỗ trợ các doanh nghiêp trong vùng phát triển thị trường xuất nhập khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của vùng ở thị trường trong và ngoài nước.

Hỗ trợ VLA thực hiện hệ thống cơ sở dữ liệu và triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho ngành logistics, quản lý chuỗi cung ứng. Hỗ trợ VLA thúc đẩy các dự án logistics hàng không phục vụ cho nông sản, trong đó có vận tải hàng không chuyên biệt cho nông sản.

“Đề xuất Bộ Công Thương chỉ đạo các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu kết nối, hợp tác chặt chẽ với VLA, có phương án ứng phó kịp thời để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các biến động của thị trường”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.

Từ góc độ địa phương, để nâng phát triển ngành logistics của Vùng Đông Nam Bộ, tăng cường liên kết vùng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, ông Lê Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, đặc biệt, là hướng dẫn chi tiết về công tác QLNN trong lĩnh vực logistics để làm cơ sở pháp lý cho các địa phương triển khai, thực hiện.

 ông Lê Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics.

Ông Lê Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics.

Đề xuất với Chính phủ các chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics, trong đó kiến nghị nội dung “thực hiện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với dự án Trung tâm logistics” nhằm tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng logistics, góp phần khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng logistics.

Kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc thực hiện Đề án “nghiên cứu khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ”. Trong đó, có những nội dung về đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội để thúc đẩy nghành dịch vụ logistics, hình thành các doanh nghiệp logistics lớn.

 đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội để thúc đẩy nghành dịch vụ logistics, hình thành các doanh nghiệp logistics lớn.

Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội để thúc đẩy nghành dịch vụ logistics, hình thành các doanh nghiệp logistics lớn.

Nhận định nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước, khu vực và quốc tế, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết để đáp ứng được nhu cầu nhân lực, cả về quy mô cũng như chất lượng, phục vụ tốt cho ngành logistics trong giai đoạn tới, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển, đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo giữa tỉnh với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các quốc gia phát triển, có thế mạnh trong đào tạo nhân lực ngành logistics để đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

    03:10, 19/07/2024

  • Quản lý thương mại điện tử đối với hoạt động xuất nhập khẩu

    16:36, 04/06/2024

  • Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm tăng 16,6%

    03:00, 30/05/2024

  • Đề xuất giữ nguyên hiệu lực quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ

    03:00, 08/05/2024

  • 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 15,2%

    03:45, 04/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hạ tầng logistics đang "kìm chân" xuất nhập khẩu hàng hoá vùng Đông Nam Bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO