Số liệu vênh nhau, nhà ở xã hội “mắc kẹt”

TSKH.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam 29/05/2021 14:30

Số liệu của Tổng cục Thống kế và Bộ Xây dựng về nhà ở năm 2020 vừa công bố cho thấy, hai bức tranh hoàn toàn khác nhau.

Điều này sẽ “làm khó” cho việc hoạch định chính sách phát triển nhà ở, thời gian tới.

Số liệu thống kê phải là tiền đề để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu ra những chính sách nhằm hướng đến sự bình đẳng về nhà ở và hạn chế những bất cập về điều kiện sống của người dân.

Hai bức tranh trái ngược

Vừa qua, theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 do Tổng cục Thống kê công bố đã cho thấy, chất lượng nhà ở của các hộ gia đình nước ta ở mức khá cao. Cụ thể, năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố lên tới 95,6%, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ hộ gia đình sống trong nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.

Trong khi đó, về phía Bộ Xây dựng lại nhận định mặc dù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế, thực tế đang tồn tại những "rào cản" trong phát triển nhà ở, tổng diện tích thực hiện mới chỉ đạt 5,21/12,5 triệu m2, tức 41,7% kế hoạch so với mục tiêu đề ra đến năm 2020.

Hai số liệu về vấn đề nhà ở từ Tổng Cục thống kê và Bộ Xây dựng thực chất là hai bức tranh về một vấn đề lớn. Như chúng ta đã biết, trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia hiện chỉ đặt ra vấn đề số lượng và vấn đề nhà kiên cố hay bán kiên cố chứ không đưa ra phân cấp.

Trong khi đó, theo cách thống kê của ngành xây dựng thì lại chia nhà ở ra các 5 cấp từ cấp 1 đến 5 và khi đánh giá về chất lượng nhà ở thì phải xem xét đến các yếu tố, phân loại theo cấp với hệ thống các tiêu chuẩn khá đầy đủ.

Cụ thể, các tiêu chí để đánh giá gồm: Tiêu chuẩn diện tích; độ bền vững; mức độ tiện nghi (ví dụ bếp,vệ sinh chung hay riêng); vấn đề đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; yêu cầu mỹ quan…

Với hai cách phân loại nhà ở như trên đã tạo ra sự khác biệt giữa ngành thống kê và ngành xây dựng về số liệu.

p/Năm 2020, trên cả nước, có 322 dự án với 110.181 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.p/Nguồn: Bộ Xây dựng

Năm 2020, trên cả nước, có 322 dự án với 110.181 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Nguồn: Bộ Xây dựng

Thống kê là “bàn đạp” cho chính sách

Có thể xác định hai số liệu từ Bộ Xây dựng và Tổng Cục thống kê là 2 bức tranh về một vấn đề, một tổng quát, một chi tiết về một lĩnh vực tác động trực diện đến đời sống của người dân. Những số liệu về nhà ở có tầm quan trọng đặc biệt, có thể xem như “bàn đạp” để các cơ quan hoạch định chính sách có thể phân tích để đưa ra những chính sách tạo sự bình đẳng về nhà ở cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cụ thể, dựa trên Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì các địa phương, nhất là các thành phố như Hà Nội, TP HCM… cũng đã có những chương trình phát triển nhà ở của riêng mình.

p/Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có tới 95,6% người dân đang ở nhà kiên cố và bán kiên cố. Nguồn: Tổng Cục thống kê

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có tới 95,6% người dân đang ở nhà kiên cố và bán kiên cố. Nguồn: Tổng Cục thống kê

Dựa trên những số liệu thống kê về quy mô dân số, tốc độ đô thị hóa… cũng như cập nhật thực trạng phát triển nhà ở như phát triển dự án mới, cải tạo chung cư cũ, xây dựng NƠXH… sẽ là những căn cứ quan trọng để đưa ra được những chính sách đúng, trúng nhằm giải quyết tốt vấn đề nhà ở.

Chẳng hạn như tại Hà Nội, để tránh quá tải lên hạ tầng đô thị, đồng thời giúp người dân có cơ hội phát triển nhà ở, TP tập trung phát triển những vùng ven đô thị. Theo đó, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc phát triển 5 đô thị vệ tinh, giải quyết bài toán nhà ở tại các khu vệ tinh này cho từ 2,5-3 triệu người ở.

Khi đã xác định được định hướng nhu cầu về nhà ở cũng như đã có định hướng phát triển của từng đô thị và đã được phê duyệt thì các chính sách như bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH, cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà “vừa túi tiền” sẽ có tính khả thi hơn.

Ngoài ra, một điểm được xem có tính cốt yếu nữa đó là dựa trên những thống kê về nhà ở thì trong thời gian tới, chúng ta cũng cần phải có sự cải thiện về chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển NƠXH, nhà ở tại các khu công nghiệp, nhà ở tái định cư… tiến tới sự bình đẳng về nhà ở cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Thiết lập quỹ nhà ở xã hội

    Thiết lập quỹ nhà ở xã hội

    13:00, 15/05/2021

  • Khơi thông tín dụng nhà ở xã hội

    Khơi thông tín dụng nhà ở xã hội

    09:00, 13/05/2021

  • Chính sách riêng cho nhà ở xã hội

    Chính sách riêng cho nhà ở xã hội

    06:30, 25/04/2021

  • “Cơi nới” chính sách cho nhà ở xã hội: Tăng thời hạn vay vốn ưu đãi lên tối đa 25 năm

    “Cơi nới” chính sách cho nhà ở xã hội: Tăng thời hạn vay vốn ưu đãi lên tối đa 25 năm

    16:38, 15/04/2021

  • “Cơi nới” chính sách cho nhà ở xã hội: Lập quỹ riêng cho nhà ở xã hội

    “Cơi nới” chính sách cho nhà ở xã hội: Lập quỹ riêng cho nhà ở xã hội

    16:35, 14/04/2021

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 14/04:

    ĐIỂM BÁO NGÀY 14/04: "Cơi nới" chính sách cho nhà ở xã hội

    06:26, 14/04/2021

TSKH.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam