Thiết lập quỹ nhà ở xã hội

MOON HYOGON - Giám đốc Bộ phận nghiên cứu kế hoạch và quản lý, Viện nghiên cứu nhà ở và đất đai Hàn Quốc (LHI) 15/05/2021 13:00

Điểm nghẽn lớn nhất trong quá trình phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam là phụ thuộc nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân sách nhà nước.

 Nhà ở xã hội Thanh Lâm- Đại Thịnh tại huyện Mê Linh, Hà Nội xây dựng xa trung tâm chưa thu hút được dân vào ở.

Nhà ở xã hội Thanh Lâm- Đại Thịnh tại huyện Mê Linh, Hà Nội 

Do thiếu vốn nên nguồn cung dự án nhà ở xã hội (NƠXH) bị sụt giảm rất lớn, kéo theo tình trạng thiếu sản phẩm NƠXH làm cho người có thu nhập thấp đô thị càng khó tạo lập NƠXH hơn.

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Một trong các yếu tố cho phép có nhiều nhà ở cung cấp trong một thời gian ngắn là việc phát triển cơ cấu tài trợ vốn cụ thể của nhà nước. Đặc biệt, Hàn Quốc không chỉ dựa vào nguồn ngân quỹ công được cung cấp bởi chính quyền trung ương và địa phương mà còn sử dụng hoa lợi của công ty tư nhân và thu nhập hộ gia đình gia tăng được kết hợp với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước để tài trợ cho các dự án xây dựng nhà ở quốc gia.

Trong một đất nước tăng trưởng nhanh – ví dụ, Hàn Quốc trong quá khứ và Việt Nam của ngày hôm nay – có nhiều khu vực diện tích yêu cầu có đầu tư của nhà nước, chẳng hạn vốn xã hội ổn định và các ngành công nghiệp cơ bản. Do đó, sẽ là một thách thức đối với ngân quỹ do chính phủ điều hành để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng gia tăng. Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai một hệ thống cho phép sử dụng ngân quỹ từ khu vực tư nhân bằng việc yêu cầu những người được cấp phép khác nhau mua trái phiếu nhà ở quốc gia và khuyến khích những người mua nhà tiềm năng mở tài khoản bao mua.

Tiếp đó, tiền được thu từ trái phiếu nhà ở quốc gia và tài khoản bao mua không được quản lý bởi các nhà chức trách cá nhân, nhưng được yêu cầu tập hợp trong một quỹ hoạt động độc lập được gọi là quỹ nhà ở quốc gia (NHF) chỉ có thể được dùng để triển khai nhà ở quốc gia và cung cấp tiền trợ cấp cho việc mua và thuê.

Các chính sách nhà ở của Hàn Quốc đã có hiệu quả trong việc cung cấp nhà ở đang gia tăng trong một cách thức đáng kể và làm cho người dân có hy vọng rằng họ có thể có nhà thuộc sở hữu của họ. Đầu tiên, về nguồn cung, số lượng nhà ở trong nước đã tăng đáng kể từ khoảng 4,7 triệu nhà ở năm 1975 lên 180 triệu nhà ở năm 2019.

Bài học cho Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số các chính sách lớn đối với NƠXH nhưng không quản lý được chúng theo một cách thức thống nhất. Vì vậy, chính quyền trung ương cần thiết lập một quỹ NƠXH cho mục đích quản lý. Ban đầu, quỹ có thể thu tiền được cung cấp cho việc phát triển nhà ở thương mại và tiết kiệm nhà ở của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP).

Tiết kiệm nhà ở VBSP, tuy nhiên, có ít thành viên do các khuyến khích không đầy đủ và quy trình hội viên phức tạp. Do đó cần phát triển một hệ thống đăng ký tương tự như của Hàn Quốc để giúp gia tăng số lượng thành viên bằng cách đưa ra các khuyến khích cho những người mua nhà ở mới và cấp khoản vay từ quỹ NƠXH để mua nhà. Cũng yêu cầu phải xác định cụ thể số tiền tối thiểu gửi vào hàng tháng để tăng ngân quỹ theo một cách thức bất biến.

Tại Hàn Quốc, một người phải mở một tài khoản bao mua để mua một nhà mới để được mua nhà và gửi ít nhất 20.000 won (khoảng 413.405 đồng Việt Nam) vào tài khoản mỗi tháng. Khoảng 28 triệu dân, gần một nửa dân số của đất nước đã mở tài khoản bao mua tại cuối năm 2020.

Ngoài các hệ thống hiện có, các biện pháp khác để thu tiền vào quỹ là cần thiết, chẳng hạn như một trái phiếu nhà ở hoặc xổ số NƠXH. Tại Hàn Quốc, trái phiếu nhà ở quốc gia được yêu cầu mua để được nhận các giấy phép xây dựng và giấy phép khác, và tiến hành các giao dịch về bất động sản. Trái phiếu đáp ứng như là một nguồn lớn của NHF.

Có thể bạn quan tâm

  • Khơi thông tín dụng nhà ở xã hội

    Khơi thông tín dụng nhà ở xã hội

    09:00, 13/05/2021

  • Chính sách riêng cho nhà ở xã hội

    Chính sách riêng cho nhà ở xã hội

    06:30, 25/04/2021

  • Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội với Việt Nam

    Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội với Việt Nam

    20:11, 15/04/2021

  • “Cơi nới” chính sách cho nhà ở xã hội: Tăng thời hạn vay vốn ưu đãi lên tối đa 25 năm

    “Cơi nới” chính sách cho nhà ở xã hội: Tăng thời hạn vay vốn ưu đãi lên tối đa 25 năm

    16:38, 15/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thiết lập quỹ nhà ở xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO