[VBF GIỮA KỲ 2018] Làm sao thu hút đầu tư vào giáo dục hướng nghiệp dạy nghề?

Hằng Hà 04/07/2018 12:09

Cần huy động doanh nghiệp tham gia vào giáo dục hướng nghiệp dạy nghề là khuyến nghị của ông Brian O’reilly - Trưởng nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo tại VBF giữa kỳ 2018.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018, ông Brian O’reilly Trưởng nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo nhận định, cách mạng công nghiệp 4.0 và những ảnh hưởng của công nghệ mới sẽ mang lại cả cơ hội lẫn thách thức tới vấn đề việc làm ở Việt Nam.

, ông Brian O’reilly Trưởng nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo tại Diễn đàn VBF giữa kỳ 2018 sáng ngày 4/7.

Ông Brian O’reilly - Trưởng nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo tại Diễn đàn VBF giữa kỳ 2018 sáng ngày 4/7 (Ảnh: Quốc Tuấn)

Thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục

Theo ông Brian O’reilly, việc chuẩn bị nguồn nhân lực có hiệu quả trong môi trường mới này cần được thảo luận để giúp Việt Nam đạt được thành công về cả mặt xã hội và kinh tế.

Cụ thể, một mặt sẽ có nhiều cơ hội hơn cho những lao động có trình độ cao nhưng đồng thời nhiều công việc đòi hỏi trình độ thấp sẽ bị loại bỏ. Vì vậy lực lượng lao động Việt Nam trong tương lai cần được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thành công trong môi trường mới này.

Do đó, theo Trưởng nhóm Công tác Giáo dục, “Chính phủ Việt Nam và các bộ ban ngành bao gồm Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH cần mang lại một môi trường giáo dục chất lượng, để mọi cấp được phát triển”, ông Brian O’reilly nhấn mạnh.’

Tuy nhiên, Trưởng nhóm Giáo dục cho biết, về Nghị định liên quan đến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục (Nghị định 86) và một vài quy định của Nghị định dự thảo thay thế Nghị định 48 gây vướng mắc cho doanh nghiệp, cần được xem xét sửa đổi.

“Cụ thể, đề nghị Chính phủ có biện pháp huy động sự tham gia của không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và ngoài nước. Cùng với đó, việc thúc đẩy quá trình học hỏi lẫn nhau về các mô hình tốt trong việc hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục hướng nghiệp dạy nghề (GDHNDN) nên được khuyến khích”, ông Brian O’reilly nhìn nhận.

Cũng theo Trưởng nhóm Giáo dục, bất kể vấn đề nào liên quan đến quá trình chuyển giao từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐTB&XH nên được thảo luận để đảm bảo quá trình chuyển giao nhịp nhàng và hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Thách thức tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và phê chuẩn FTAs

    [VBF GIỮA KỲ 2018] Thách thức tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và phê chuẩn FTAs

    10:39, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Thúc đẩy nông nghiệp bằng nông nghiệp thông minh và nông dân thông minh.

    [VBF GIỮA KỲ 2018] Thúc đẩy nông nghiệp bằng nông nghiệp thông minh và nông dân thông minh.

    10:31, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị gì tại VBF giữa kỳ 2018?

    [VBF GIỮA KỲ 2018] Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị gì tại VBF giữa kỳ 2018?

    09:44, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    [VBF GIỮA KỲ 2018] Để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    09:21, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018]

    [VBF GIỮA KỲ 2018] "Đại đa số doanh nghiệp nội chưa thể sản xuất sản phẩm phụ trợ cho doanh nghiệp FDI"

    09:17, 04/07/2018

Đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp

Theo ông Brian O’reilly, Chính phủ Việt Nam nhận thức được yêu cầu phải tăng cường vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong giáo dục hướng nghiệp doanh nghiệp (GDHNDN). “Tuy nhiên, tiến độ hiện nay vẫn còn khá chậm. Một giải pháp khả thi để huy động doanh nghiệp tham gia, như đề xuất của ADB, GDVT, GIZ, ILO và JICA, là thông qua việc khởi xướng những biện pháp hợp tác tích cực bởi các cơ sở GDHNDN. Đây là những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp để góp phần cải thiện mạng lưới GDHNDN”, ông Brian O’reilly nhận định.

Ông Brian O’reilly cho rằng, hệ thống giáo dục Việt Nam phải có đủ khả năng thực hiện giáo dục có chất lượng ở tất cả các cấp để bảo đảm nền kinh tế Việt Nam theo kịp với Cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này cần có sự lãnh đạo dứt khoát và sáng suốt để tìm ra giải pháp có hiệu quả. 

Phản hồi về kiến nghị của nhóm Giáo dục, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện đổi mới giáo dục đang được chú trọng. “Đặc biệt chúng tôi đang đẩy mạnh kết nối các trường đại học và doanh nghiệp, Bộ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp phối hợp hơn nữa”, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết.

Đồng thời, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, Nghị định 86 có nhiều nội dung thông thoáng và mở rộng hình thức cho nhà đầu tư. Cụ thể, Nghị định cho phép liên kết giáo dục trực tuyến hoặc đào tạo giáo dục trực tiếp với trực tuyến, cho phép liên kết thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê cơ sở vật chất lâu dài, điều chỉnh số năm kinh nghiệm với giáo viên ngành đặc thù, cho phép ứng dụng CNTT với báo cáo của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục...

Nghị định cũng cho phép các trường đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Các trường hiện cũng đã chủ động liên kết, cho phép đào tạo 70% chương trình là thực hành.

Đưa ý kiến thêm về vấn đề này, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bộ ký kết với VCCI và các hiệp hội, 15 tập đoàn lớn chuyển đổi đào tạo các trường sang đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Năm 2018, Bộ đã ký kết đặt hàng 150.000 chỉ tiêu theo đặt hàng của doanh nghiệp. Cùng với đó đang triển khai kết nối thị trường lao động.

Hằng Hà