[VBF GIỮA KỲ 2018] Thách thức tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và phê chuẩn FTAs

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều công ty nước ngoài sẽ không làm việc với nhà xuất khẩu trong nước mà không tuân thủ luật thuế và hải quan của Việt Nam vì rủi ro thương mại và uy tín liên quan.

Đây là một trong những nhận định được bà Orsolya Grove - Đại diện nhóm công tác Đầu tư và Thương mại đã chỉ ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018.

bà Orsolya Grove- đại diện nhóm công tác Đầu tư và Thương mại đã chỉ ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018.

Bà Orsolya Grove- đại diện nhóm công tác Đầu tư và Thương mại tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018.

Theo đó, Nhóm công tác Đầu tư và Thương mại, các tiểu nhóm công tác rất quan tâm đến chủ đề chuẩn bị cho các công ty của Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới. 

Doanh nghiệp “khó” tham gia sâu và chuỗi cung ứng 

Những thị trường toàn cầu chính dành cho các sản phẩm của Việt Nam có các luật và tiêu chuẩn có thể tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tại nhiều quốc gia, các bên mua thương mại áp đặt các yêu cầu nghiêm ngặt đối với nhà cung cấp về điều kiện lao động trong nhà máy, tác động của việc sản xuất lên môi trường và thậm chí về tuân thủ luật chống tham nhũng.

Bà Orsolya Grove lấy ví dụ, nhiều công ty nước ngoài sẽ không làm việc với nhà xuất khẩu trong nước mà không tuân thủ luật thuế và hải quan của Việt Nam vì rủi ro thương mại và uy tín liên quan.

Đồng thời, những tiêu chuẩn này đang đặt ra trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng ngay cả các doanh nghiệp có cam kết tuân thủ các quy định trong nước cũng rất vất vả mới có thể tuân thủ.

Để Việt Nam tiếp tục tăng cường vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo nhóm công tác đầu tư và thương mại các cơ quan hành chính, phải giảm nhẹ gánh nặng đối với việc tuân thủ. Tất nhiên, không phải bằng cách hạ các tiêu chuẩn mà bằng cách cung cấp các quy định rõ ràng, hướng dẫn đơn giản và thực thi thống nhất. 

“Một môi trường minh bạch, ủng hộ và hợp tác sẽ tạo thuận lợi cho việc các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những thị trường quốc tế tốt nhất”, bà Orsolya Grove  nhấn mạnh.

 

 Thác thức phê chuẩn FTAs

Với những lưu ý về các góp ý đó, nhóm công tác đề cập một số các vấn đề cụ thể mà hiện tại các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải đối mặt. Đồng thời, kiến nghị cách thức tiếp cận để giúp cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng cùng nhau. 

Đầu tiên, Nhóm Công tác Đầu tư & Thương mại ủng hộ Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được đề xuất (CPTPP). 

“Cụ thể, đối với CPTPP, chúng tôi tin rằng hiệp định quan trọng này giữa 11 trong số 12 quốc gia thành viên "TPP" sẽ tạo ra sự tăng trưởng, việc làm và sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững khắp khu vực”, bà Orsolya Grove  nhấn mạnh.

Năm 2017 vừa qua, nhóm công tác đầu tư và thương mại kiến nghị Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh một số hiệp ước thương mại quan trọng khác, bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực cùng các hiệp định quan trọng khác. Quan điểm của nhóm về những hiệp định này vẫn không thay đổi. Mỗi hiệp định đều mở ra các cơ hội, và cùng nhau, các hiệp định đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn hơn nữa.

Như được đề cập trong Diễn đàn trước, nhóm công tác đầu tư và thương mại muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện tất cả những gì có thể về mặt lập pháp để chuẩn bị cho việc Nghị viện châu Âu cân nhắc Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU trong vài tháng tới. Đây là cơ hội gần và thực tế nhất mà Việt Nam hiện có để tiếp tục mở rộng việc tiếp cận của các doanh nghiệp trong nước đến các thị trường xuất khẩu của mình, đồng thời tạo tiền đề cho việc tiến hành cải cách trong nước. 

Theo thông tin của nhóm này, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU sẽ nằm trong Chương trình nghị sự của Nghị viện châu Âu vào giữa năm 2018. Khi đó, nhóm kỳ vọng 750 Thành viên của Nghị viện châu Âu sẽ phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU trong phiên họp toàn thể và hy vọng Quốc hội Việt Nam cũng sẽ phê chuẩn tương tự. 

Tuy nhiên, nhóm công tác này cho rằng, trong bối cảnh tự do hoá thương mại, khi phê chuẩn Nghị viện châu Âu sẽ đặt ra các câu hỏi về các quy định mà Chính phủ Việt Nam gần đây đã thông qua. 

Tất cả những vấn đề này sẽ vô cùng quan trọng và nhóm cần dự đoán trước và tiếp tục chủ động giải quyết các mối quan tâm của các Thành viên của Nghị viện Châu Âu và cử tri các nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VBF GIỮA KỲ 2018] Thách thức tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và phê chuẩn FTAs tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713483840 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713483840 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10