Báo cáo mới nhất của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) công bố gần đây cho thấy, hiện mới có 21% doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đã “bắt tay” nhưng chưa... chặt chẽ
Có thể bạn quan tâm
07:30, 04/07/2018
17:40, 03/07/2018
06:35, 04/07/2018
Công ty Honda chiếm khoảng 60% sản lượng xe máy tại thị trường Việt Nam, với 100 doanh nghiệp công nghiệp trong chuỗi cung ứng phụ trợ. Tuy nhiên, chỉ có 23 là doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân được cho là do doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về công nghệ, thời gian, nguồn nhân lực của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.
Hơn nữa, con số 21% nói ở trên thấp hơn nhiều so với các quốc gia lân cận, thậm chí chưa bằng một nửa so với Malaysia. Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị vẫn ở giai đoạn đầu, chủ yếu là gia công và lắp ráp để tận dụng nhân công giá rẻ nhưng chưa tham gia vào những khâu quan trọng hơn, cần nhiều chất xám hay hàm lượng vốn cao.
Kết quả này có vẻ đồng quan điểm Báo cáo của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), cũng chỉ ra, một trong những lý do khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản chính là do chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Trong 80% linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, những bộ phận quan trọng như động cơ... vẫn do doanh nghiệp FDI sản xuất.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ trong ngành sản xuất điện tử, trong chuỗi cung ứng của Samsung, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam là nhà nhà cung cấp cấp I của Samsung là 29, nhà cung cấp cấp 2,3 là khoảng 200. Mục tiêu đến năm 2020, số nhà cung cấp cấp I là doanh nghiệp Việt Nam sẽ là 50. Nhắc đến nhà cung cấp cấp I của Samsung khó có thể bỏ qua Công ty Goldsun có tỷ lệ chính xác tăng từ 0-94%, tỷ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, tỷ lệ hàng tồn kho giảm hơn 60%. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến Công ty Mida với hiệu suất tổng hợp thiết bị tăng 26%, năng suất vận hành thiết bị tăng 59%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 52%, tỷ lệ hàng tồn kho giảm 54%. Những con số này cho thấy, rõ ràng những chỉ số sản xuất của doanh nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt khi có sự đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn của doanh nghiệp FDI.
Cần tận dụng đồng bộ nguồn lực
Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia, Cục Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới khởi động “Chương trình Phát triển Nhà cung cấp Việt Nam”. Theo đó, nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ được lựa chọn tham gia chương trình theo sự giới thiệu của các công ty đa quốc gia và các tổ chức hiệp hội ngành nghề.
Theo các chuyên gia, chương trình này giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước có cơ hội vươn lên, kết nối và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cung ứng cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc nâng cao năng lực để thiết lập được hoạt động kinh doanh mới với các công ty đa quốc gia là bước đầu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước tham gia chương trình.
GS TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) khẳng định: “Vấn đề cốt lõi là mỗi doanh nghiệp trong nước phải chủ động tận dụng các chính sách ưu đãi, lợi thế cạnh tranh, đồng thời phải có chiến lược tiếp cận những doanh nghiệp nước ngoài để tham gia đầu tiên là chuỗi giá trị của doanh nghiệp đó”.
Ở góc nhìn khác, chia sẻ kinh nghiệm nhìn từ các nền kinh tế có độ mở cao, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề xuất: “Để điều tiết dòng vốn FDI theo ý muốn, các nền kinh tế có độ mở cao thường điều tiết dòng vốn FDI bằng “van” là những hàng rào kỹ thuật, một cách hợp lý. Ở Việt Nam đã có Bình Dương và Đồng Nai đang phát huy hiệu quả của “chiếc van” này.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 với chủ đề: “Liên kết Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài – Hợp tác cùng hướng tới lợi ích chung”, do Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức. Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách trong thực thi pháp luật và chuẩn bị tổng kết 30 năm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Diễn đàn VBF là cơ hội thể hiện mạnh mẽ cam kết của Chính phủ chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy môi trường đầu tư ở Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. |