Doanh nghiệp Việt Nam – Mỹ sẽ là điển hình trong kết nối số

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI 10/09/2018 11:00

Tư duy về số hoá nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam 2018  với chủ đề “Định hình tương lai quan hệ kinh tế song phương” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) tổ chức ngày hôm nay (10/9), đó là phát triển nền kinh tế số và kết nối số giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ.

Quyết tâm cắt giảm thủ tục hành chính

Trước tiên, VCCI chân thành cám ơn và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy cải cách và tiên phong trong hội nhập. Theo đó, trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII, Đại hội Đảng đã xác định, từ nay đến năm 2020, Việt Nam cơ bản hoàn thiện cơ chế, thể chế nền kinh tế thị trường theo chuẩn mực phổ biến của các nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.

Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh mẽ trong việc cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua.

VCCI đánh giá cao Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp, Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Có thể nói rằng, Việt Nam đã đặt công cuộc cải cách thể chế của mình hướng tới chuẩn mực quốc tế, lấy tiêu chuẩn của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới làm thước đo cho hoạt động cải cách của mình.

Theo đó, Chính phủ đã đưa ra những chỉ tiêu cải cách cụ thể cho từng lĩnh vực hướng tới mục tiêu Việt Nam phải đạt được mức trung bình về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cải cách thể chế và môi trường đầu tư kinh doanh của 4 nền kinh tế hàng đầu ASEAN.

Cụ thể, ngay trong năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các Bộ, ngành phải đưa ra phương án, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội về phương án cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính tối thiểu 50% thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh. Điều này một lần nữa cho thấy quyết tâm nâng cao của Chính phủ Việt Nam trong việc góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, VCCI cũng chân thành cám ơn Chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, trong 10 năm qua đã luôn đồng hành, hỗ trợ cùng VCCI trong hoạt động nghiên cứu, công bố xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Điều này đã góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh, thể chế ở cấp địa phương Việt Nam. Đây là công trình có tác động mạnh mẽ tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018:br class=

    Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: “Xé rào” lãi suất đón nhà đầu tư PPP

    10:16, 07/09/2018

  • Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Cơ hội “nâng cấp” doanh nghiệp Việt

    Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Cơ hội “nâng cấp” doanh nghiệp Việt

    11:00, 06/09/2018

  • Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Vì một ASEAN thống nhất trong 4.0

    Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Vì một ASEAN thống nhất trong 4.0

    08:03, 01/09/2018

  • Sẽ có 1.200 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2018

    Sẽ có 1.200 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2018

    16:13, 30/08/2018

  • Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018

    Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018

    08:51, 26/08/2018

Cơ cấu lại nền kinh tế một cách mạnh mẽ

Bên cạnh hoạt động cải cách thể chế một cách mạnh mẽ, Việt Nam cũng quyết liệt triển khai hoạt động cơ cấu lại nền kinh tế, theo hướng phát triển bền vững, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chú trọng tăng cường kết nối hạ tầng của các nền tảng hệ thống tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Điều đáng nói, những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên phát triển trong thời gian tới đó cũng là thế mạnh của Hoa Kỳ.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách thể chế và nâng cấp cơ cấu nền kinh tế hướng tới nền kinh tế có công nghệ cao hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn, và sự cạnh tranh lớn hơn. Và như vậy, việc hợp tác Việt Mỹ  rất quan trọng.

Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp hai bên sẽ tăng cường hợp tác, kết nối trong một số lĩnh vực trọng điểm, trong đó phải kể đến llĩnh vực hàng không, năng lượng, y tế, thành phố thông minh, kinh tế số..v.v.. Vì vậy, nhu cầu nâng cấp cơ cấu nền kinh tế với công nghệ cao hơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời gian tới.

Doanh

 Doanh nghiệp Việt Nam – Mỹ sẽ là điển hình trong kết nối số để thúc đẩy nền kinh tế số trong thời gian tới.

Để hiện thực hoá được điều này, một trong những biện pháp quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên đó là kết nối số hai nền kinh tế. VCCI và AmCham đã có kế hoạch xây dựng chiến lược kết nối số giữa 2 cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ đi đầu trong việc kết nối số, hướng tới thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của 2 nền kinh tế số trong thời gian tới.

Theo đó, VCCI và AmCham sẽ có thoả thuận hợp tác về việc thực hiện quyết định tăng cường quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với các đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 25 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, dự kiến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ sẽ thực hiện hợp tác trên từng lĩnh vực cụ thể, với từng nhóm công tác. Cách thức hợp tác này được kỳ vọng sẽ góp phần đưa mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ sẽ sâu rộng và chặt chẽ hơn.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI