Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Cơ hội “nâng cấp” doanh nghiệp Việt

Diendandoanhnghiep.vn Với chủ đề “Việt nam- Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và Sáng tạo” VBS 2018 sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt được các xu hướng toàn cầu, mô hình kinh doanh, công nghệ mới...

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, VBS 2018 sẽ tập trung hai điểm nội dung quan trọng, động lực của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là kết nối và sáng tạo.p/Ảnh: Khắc Kiên.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, VBS 2018 sẽ tập trung hai điểm nội dung quan trọng, động lực của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là kết nối và sáng tạo.p/Ảnh: Khắc Kiên.

Với 1.200 doanh nghiệp tham dự VBS 2018 là hội nghị chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại các nền kinh tế.

Động lực mới cho tăng trưởng

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, VBS 2018 sẽ tập trung hai điểm nội dung quan trọng, cũng là điểm mạnh, thậm chí là động lực của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là kết nối và sáng tạo.

Có thể thấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần khẳng định cần một động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, động lực mới đó chính là kết nối và sáng tạo. Nói như TS Vũ Tiến Lộc: “Kết nối và sáng tạo là hai “đường ray” cho “con tàu” doanh nghiệp phát triển, là “đôi cánh” cho nền kinh tế “bay” lên”. Tại sao vậy?

Trước hết, nói kết nối là động lực cho Việt Nam là hoàn toàn có căn cứ, khi mới đây, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017, Tổng thống Mỹ Donald J. Trump từng nhận định: “Việt Nam là trái tim của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Cùng với đó, Việt Nam hiện là điểm kết nối quan trọng của khu vực ASEAN- vành đai phát triển của thế giới, thậm chí là trung tâm của những trung tâm phát triển hàng đầu khu vực như Thượng Hải, Hồng Kông... Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành điểm kết nối những trung tâm này. Đây lợi thế quan trọng và cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm kết nối các nền kinh tế trong khu vực.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam đứng Top 20/60 nền kinh tế về các chỉ số khởi nghiệp. Theo đó, hơn 73% người trưởng thành được hỏi mong muốn trở thành doanh nhân, và cứ 5 người trưởng thành ở Việt Nam có 1 người có ý định khởi sự kinh doanh trong 3 năm tới.

“Những con số đó cho thấy tinh thần kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của người Việt ở mức rất cao. Chúng ta đang cố gắng xây dựng trở thành nền kinh tế sáng tạo, sáng tạo gắn liền với tinh thần doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp. Đây là lợi thế của Việt Nam nếu có hệ sinh thái tốt cho khởi nghiệp sáng tạo này”, Chủ tịch VCCI nhận định.

Từ hai lợi thế kết nối và sáng tạo, Chủ tịch VCCI nhận định, VBS 2018 sẽ mang đến làn sóngđầu tư mới vào Việt Nam, nhân lên sự kết nối và thúc đẩy sự sáng tạo, để Việt Nam trở thành trung tâm của kết nối và là cái nôi của sáng tạo. Kết nối của nền kinh tế Việt Nam với thế giới đang là thế mạnh. Đồng thời kết nối giữa doanh nghiệp Việt và các FDI Việt Nam cũng là vấn đề cần đẩy mạnh thời gian tới để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Và nâng cấp doanh nghiệp

Đặc biệt, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, Hội nghị Diễn đàn WEF với Hội nghị VBS 2018 là “phiên chợ” lý tưởng, là nơi hội ngộ của các doanh nghiệp hàng đầu, ở đây là từ các nền kinh tế lớn Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN. Doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể gặp gỡ đối tác tiềm năng.

Từ việc khách mời là các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách sẽ cùng bàn về các vấn đề toàn cầu liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nền tảng tốt cho hợp tác công tư của hợp tác quốc tế và của từng nền kinh tế. “Các doanh nghiệp Việt còn có cơ hội nâng cấp doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, TS Vũ Tiến Lộc nhận định.

Tuy nhiên, để làm được điều này, cần hai “bàn tay” cùng vỗ. Trước hết, Chính phủ cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chính phủ đã đặt yêu cầu Việt Nam phải đạt được mức trung bình về chất lượng thể chế kinh doanh, môi trường kinh doanh của ASEAN 4, để hiện thực mục tiêu đó nhiệm vụ được giao đến từng Bộ ngành. Gần đây, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ ngành liên quan cắt giảm 50% TTHC và ĐKKD, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

“Các Bộ ngành hiện đã hoàn thành phương án. Động thái này của Chính phủ là yếu tố tiên quyết để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả, nâng cấp doanh nghiệp”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh. Tại Hội nghị Diễn đàn WEF, VBS các nhà hoạch định chính sách, các chính trị gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học sẽ trao đổi về chính sách, cách thức của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng của mỗi nền kinh tế. Đại diện Chính phủ và các Bộ ngành Việt Nam có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tầm nhìn mới để cải thiện môi trường đầu tư.

Cùng với bàn tay của Chính phủ, phía doanh nghiệp thông qua Hội nghị Diễn đàn lần này sẽ tiếp cận, cập nhật được các xu hướng mới về quản trị công nghệ, những mô hình sản xuất kinh doanh mới. Giúp doanh nghiệp tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận đối tác toàn cầu đẩy mạnh hợp tác, xuất nhập khẩu, đầu tư tạo nguồn lực thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Cơ hội “nâng cấp” doanh nghiệp Việt tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714340379 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714340379 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10