Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Vì một ASEAN thống nhất trong 4.0

Diendandoanhnghiep.vn Tận dụng CM CN 4.0 là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN.Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận, ASEAN gặp phải không ít trở ngại buộc khối phải phát triển một chiến lược toàn diện.

p/Trong những năm qua, ASEAN đã tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn quan trọng bàn luận về Cách mạng công nghiệp 4.0

Trong những năm qua, ASEAN đã tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn quan trọng bàn luận về Cách mạng công nghiệp 4.0

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được thảo luận tại “Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức tới đây. Hội nghị nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018.

Những đòi hỏi nền tảng

Mặc dù cuộc cách mạng CN 4.0 được cho là bắt đầu từ thập kỷ 1970, nhưng thực tế cho thấy quá trình này mới bắt đầu được nhận thức đầy đủ, bắt đầu từ các nền công nghiệp phát triển nhất. Một cuộc khảo cứu gần đây về mức độ nhận thức và tiến triển của CN4.0 trên thực tế cho thấy kể cả ở Mỹ, Đức, Nhật thì số các nhà công nghiệp chế tạo chưa có kế hoạch thực sự cho CN 4.0 khá cao. Chỉ có 30% nhà cung ứng công nghệ, 16% nhà sản xuất chế tạo là có chiến lược CN4.0 đang thực thi, và chỉ có 24% là có phân định trách nhiệm rõ ràng thực thi CN4.0. Như vậy chỉ có các nhà cung ứng là có bước tiến nhanh nhất.

Các lĩnh vực có tiến bộ nhanh là lĩnh vực tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng thời gian thực, kiểm tra và giám sát từ xa, quản lý chất lượng mang tính số hóa, và quản lý vận hành mang tính số hóa (digital performance management).

Theo một điều tra của GoogleTemasek vào năm 2016, 260 triệu người dân trong khu vực ASEAN đã sử dụng internet thường xuyên. Dự kiến đến năm 2020, lượt truy cập sẽ tăng lên 480 triệu. Mức độ thâm nhập internet ngày càng tăng của người dân tạo bước đệm vững chắc cho việc nắm bắt CMCN 4.0.

Nhiều lĩnh vực tiến bộ chậm chạp như: phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau của tổ chức, duy trì tiêu chuẩn an ninh số và qui định quyền sở hữu dữ liệu khi làm việc với các nhà cung cấp bên thứ ba, duy trì nỗ lực và hỗ trợ một sự thay đổi quan trọng, và tuyển mộ người có tài năng cần thiết.

 Có thể hiểu rằng để phát triển cách mạng CN 4.0 cần có được những nền tảng vật chất, mà trước đó là cần có hàng hoạt những cơ sở nền tảng. Nói một cách dễ hiểu, , để bước vào CN4.0 thì cần phải có nền công nghiệp chế tạo đã đạt trình độ cao (tự động hóa cao), trình độ tổ chức khoa học, nền tảng công nghệ thông tin và kỹ thuật số đủ mạnh, một nền thể chế cởi mở, minh bạch ví dụ như trình độ công nghệ thông tin cao; trình độ công nghệ của sản xuất đã đạt trình độ tự động hóa cao; cấu trúc tổ chức của qui trình sản xuất phải rõ ràng, khoa học; các nền tảng hạ tầng kỹ thuật số, tin học, internet đủ mạnh; đội ngũ nhân lực và nhiều thứ khác. Thậm chí, thực tế cho thấy để một quốc gia có thể có được những yếu tố đó thì cần phải có một nền thể chế tốt.

Ngoài ra, còn nhiều thách thức khác để có thể tiến tới CN4.0 như vấn đề an ninh số liệu, bản quyền bí quyết sản xuất, độ tin cậy và tính ổn định cao của thông tin và hệ thống thông tin là điều kiện cần cho thành công của CPS, chi phí đầu tư và bảo dưỡng lớn.

Đồng bộ là yếu tố chủ chốt

Trong khuynh hướng của cách mạng CN 4.0 này, Đông Nam Á được cho là khu vực có nhiều tiềm năng cho phát triển các công nghệ mới và khối ASEAN được cho là có điều kiện tốt vì là khu vực tập trung lớn ngành công nghiệp chế tạo và hiện là khu vực rất năng động nhất của thế giới. Điều này sẽ dẫn tới những thay đổi cách thức con người làm việc, sống và giao tiếp. Rõ ràng, ASEAN với tư cách là một khu vực kinh tế, thì mới chỉ có tiềm năng phát triển CN4.0 mà thôi, các yếu tố nền tảng về công nghiệp, công nghệ, tổ chức xã hội, thể chể, sự đồng đều về trình độ phát triển…đều chưa đáp ứng tốt và đủ để có thể tiến tới CN4.0 một cách thành công. Chỉ có một hay vài nước, hay ngành nào đó đạt trình độ công nghệ, tổ chức cao mới có thể đi tiên phong bước vào CN4.0 thay vì ý tưởng phát động tiến đến CN4.0 như một phong trào.

ASEAN có tiềm năng nhưng gặp nhiều thác thức lớn vì nhiều nước thiếu các điều kiện nêu trên. Trình độ giữa các nước thành viên lại rất khác biệt nên sự phối hợp cùng nhau xây dựng CN4.0 như là một nhóm thống nhất sẽ là không thể. Sự tiên phong của Singapore là minh chứng, đây là nước duy nhất trong khối hội tụ đầy đủ những yếu tố để bước vào CN4.0 cả về mặt công nghệ và xã hội. Tuy nhiên điều này lại có thể làm gia tăng chênh lệch trình độ phát triển trong khu vực.

Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức lớn vì chưa có một nền công nghiệp chế tạo thực sự hiện đại, trình độ tổ chức công nghiệp ở mức độ vĩ mô cũng như vi mô thiếu khoa học. Hơn nữa, các cơ sở công nghiệp chế tạo lại dựa nhiều vào lắp ráp, gia công chi phí thấp, trong khi áp dụng CN4.0 lại đòi hỏi chi phí rất cao, mất nhiều thời gian.

Thêm vào đó, công nghiệp Việt Nam thiếu tính liên kết nhóm, chuỗi về mặt kỹ thuật, công nghệ vì chủ yếu là các khâu cuối gia công lắp ráp cho bên ngoài, nên sẽ rất khó áp dụng CN4.0. Đó là chưa kể Việt Nam chưa có nền thể chế thực sự cởi mở, minh bạch, do đó, nền tảng kỹ thuật số, và công nghiệp thông tin vẫn chưa thể đủ mạnh để gánh vác các trách nhiệm công nghệ và dịch vụ cho CN4.0.

Điển hình Singapore

Singapore là ví dụ điển hình trên thế giới vì sở hữu những cụm công nghệ tân tiến nhất từ việc thiết lập thành thị thông minh cho đến các công nghệ khử muối và các công nghệ trình độ cao. Malaysia thì đang chiếm lĩnh nền kinh tế chia sẻ trong giao thông vận tải khi phát triển nhanh nền tảng “Grab”. Indonesia thì thành công trong việc tạo ra các bất động sản xa xỉ như các khu resort ở Bali nhờ việc xây dựng các Lò chạy Gas Nhiệt độ Cao (High Temperature Gas Reactors – HTGR) sử dụng công nghệ sạch và tiên tiến như là một mô hình kinh doanh.

Singapore là nước có trình độ cao nhất, và là quốc gia thành phố mọi khía cạnh cho phát triển CN4.0 thuận lợi nhất. Singapore đủ điều kiện để xây dựng thành phố thông minh; hay gần đây đã phát triển Chỉ số mức Sẵn sàng Công nghiệp Thông minh Singapore nhằm giúp công ty đánh giá khả năng chế tạo hiện hành của họ và đề ra lộ trình áp dụng các công nghệ tiên tiến là những bằng chứng cho thấy quốc gia này đang ở trình độ cao về mặt tổ chức xã hội và công nghiệp. Nói cách khác Singapore hoàn toàn có đủ các điều kiện cần thiết để bước vào CN4.0, hơn thế nữa, đây là quốc gia đô thị, qui mô nhỏ nên mọi việc sẽ dễ dàng hơn với họ.

Xét ở cấp độ thế giới, theo một cuộc khảo sát, thì Singapore đứng thứ mười một trong 100 nước có nền sản xuất có qui mô lớn và có cấu trúc hay tổ chức khoa học; Nhật đứng đầu và Trung Quốc đứng thứ năm. Nếu xét về các động lực giúp một quốc gia có thể chuyển đổi hệ thống sản xuất sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay CN4.0, thì Singapore đứng thứ hai sau Mỹ, trong khi Nhật và Trung Quốc đứng thứ 16 và 25, tương ứng.

Những nước tiên phong là những nước dẫn đầu các công nghệ tiên tiến đang nổi lên, công nghệ kiểm định và công nghệ thiết kế. Nhiều nước đã phát triển chiến lược do chính phủ dẫn dắt nhằm thực thi CN4.0 nhằm nắm được các lợi thế của người đi trước và hưởng lợi từ những tiến bộ công nghệ mới. Tuy nhiên, sự chuyển đổi thực sự vẫn còn chưa rõ ràng, kể cả những nước được gọi là đi tiên phong thì họ vẫn đang mò mẫm những bước đi chuyển đổi. Không phải mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi khu vực trong những nước này đều đạt đến trình độ sẵn sàng cho CN4.0 như nhau. Một nước nào đó mạnh trong lĩnh vực này thì yếu trong lĩnh vực khác.

Trong khu vực ASEAN, 60% hoạt động của ngành chế biến được tập trung chỉ trong năm lĩnh vực: thực phẩm và nước giải khát, hóa chất và sản phẩm hóa chất, điện tử, xe máy, cao su và các sản phẩm nhựa. Nhờ có một nền thể chế mạnh mẽ, Singapore hiện dẫn đầu ASEAN xét về cấu trúc của nền sản xuất, và hiện đang nỗ lực hướng về phía trước bằng việc công bố Chỉ số mức sẵn sàng công nghiệp thông minh Singapore (như đề cập ở trên).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Vì một ASEAN thống nhất trong 4.0 tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714183763 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714183763 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10