NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài XI): 5 khó khăn chính của ngành logistics

Nhóm chuyên gia Kinh tế - Chính sách (VCCI-FSPPM) 21/02/2021 05:00

Ngành logistics khu vực ĐBSCL có vai trò quan trọng việc phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản trong vùng. Tuy nhiên, ngành này hiện cũng đang đứng trước nhiều khó khăn.

Cụm ngành logistics của khu vực ĐBSCL hiện đang đứng trước nhiều khó khăn

Cụm ngành logistics của khu vực ĐBSCL chưa có sự liên kết chặt chẽ

Với vai trò là vựa lúa và vựa thủy sản lớn nhất cả nước, vùng ĐBSCL đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 54% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây. Tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản của ĐBSCL tạo cơ hội và nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics, hướng đến phục vụ hàng nông thủy sản của toàn vùng với những dịch vụ logistics chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng chẳng hạn như dịch vụ kho lạnh, chiếu xạ, hấp nhiệt đối với mặt hàng trái cây để đảm bảo chất lượng của hàng xuất khẩu cũng như hàng phân phối cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Cảng Quốc tế Long An đi vào hoạt động sẽ tăng động lực phát triển kinh tế vùng.

Cảng Quốc tế Long An đi vào hoạt động sẽ tăng động lực phát triển kinh tế vùng.

Đầu tư phát triển tốt cho ngành logistics cũng góp phần giúp vùng khắc phục được tình trạng thất thoát sau thu hoạch lên đến 30% - 40% của nhiều loại nông sản. Do đó, phát triển dịch vụ logistics ở ĐBSCL thật sự là hướng chiến lược quan trọng để phát triển dịch vụ chủ lực của cả vùng.

Tuy nhiên, Cụm ngành logistics của khu vực ĐBSCL hiện đang đứng trước 5 khó khăn chính.

Thứ nhất, hạn chế trong đầu tư công nghệ chuỗi lạnh (cold chain). Trong bối cảnh này, cần khuyến khích mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với công ty sản xuất để tăng cường tính kết nối và chia sẻ nguồn lực hạ tầng logistics chất lượng, góp phần cải thiện chuỗi giá trị hàng nông thủy sản xuất khẩu và phân phối tiêu dùng nội địa của vùng ĐBSCL.

Thứ hai, hạ tầng cảng biển và cảng sông tuy đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nội địa và quốc tế cho hàng hóa nông thủy sản, song quy mô còn nhỏ, chất lượng hạn chế và chi phí (kể cả chi phí cơ hội của thời gian) lại cao.

Thứ ba, hạ tầng logistics thiếu kết nối – bao gồm cả kết nối nội vùng, kết nối ngoại vùng, kết nối quốc tế, và kết nối đa phương tiện – cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng chi phí logistics và giảm năng lực cạnh tranh của vùng.

Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế, kéo theo chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh hoàng hóa của vùng.

Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế, kéo theo chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh hoàng hóa của vùng.

Thứ tư, các nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói rất ít, phần lớn là các dịch vụ logistics nhỏ lẻ. Các trung tâm logistics có quy mô khá nhỏ (dưới 10 ha), chưa phát triển đến quy mô phục vụ cho một ngành hoặc một vùng kinh tế. Dịch vụ cung cấp của các trung tâm logistics còn hạn chế, tính liên kết, kết nối trong hoạt động logistics yếu.

Thứ năm, ĐBSCL chưa có sự quy hoạch đồng bộ nguồn nguyên liệu, làm cơ sở cho chuyên môn hóa quy mô lớn. Hệ thống phân phối hàng hóa ở ĐBSCL còn mang tính tự phát, liên kết trong và ngoài hệ thống phân phối còn yếu trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật của mạng lưới chợ truyền thống còn nghèo nàn, lạc hậu, hệ thống hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế khiến cho phi phí logistics còn cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa từ khu vực ĐBSCL.

Có thể bạn quan tâm

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VIII): 3 nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VIII): 3 nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản

    05:00, 18/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VII): Ngành lúa gạo bị kìm hãm bởi chuỗi cung ứng lỏng lẻo

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VII): Ngành lúa gạo bị kìm hãm bởi chuỗi cung ứng lỏng lẻo

    05:00, 17/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VI): “Chảy máu chất xám”

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VI): “Chảy máu chất xám”

    04:09, 16/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài V): Chính sách tài khóa và tín dụng – Tăng nhưng chưa tương xứng

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài V): Chính sách tài khóa và tín dụng – Tăng nhưng chưa tương xứng

    05:30, 15/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài IV): Các lợi thế chưa khai phá

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài IV): Các lợi thế chưa khai phá

    05:30, 14/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài III): Cơ sở hạ tầng - nút thắt quan trọng

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài III): Cơ sở hạ tầng - nút thắt quan trọng

    14:00, 13/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài II): Công nghiệp vẫn là

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài II): Công nghiệp vẫn là "vùng trũng"

    05:00, 11/02/2021

  • NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài I): Nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế 2009 - 2019

    NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài I): Nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế 2009 - 2019

    05:30, 10/02/2021

Nhóm chuyên gia Kinh tế - Chính sách (VCCI-FSPPM)