NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VIII): 3 nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản

Diendandoanhnghiep.vn Ngành thủy sản ở vùng ĐBSCL được đánh giá là có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động có trình độ cao, nhưng cũng có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành.

Ngành nuôi trồng thủy sản hình thành và phát triển tại ĐBSCL gắn liền với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản lại gắn liền với nhu cầu và sự phát triển của thị trường xuất khẩu. Điều này phần nào giải thích sự thăng trầm của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn vừa qua do chịu tác động to lớn từ ảnh hưởng và biến động của thị trường xuất khẩu thế giới, đặc biệt là về giá xuất khẩu.

Ngành thủy sản ở vùng ĐBSCL được đánh giá là có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động có trình độ cao, nhưng cũng có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành.

Ngành thủy sản ở vùng ĐBSCL được đánh giá là có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động có trình độ cao, nhưng cũng có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành.

Bên cạnh thế mạnh nổi bật về điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước phù hợp, ĐBSCL còn có ưu thế nhờ lực lượng lao động trong ngành thủy sản giàu kinh nghiệm và có trình độ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh. Tuy nhiên, sự thiếu hụt và già hóa lực lượng lao động ở các vùng nuôi sẽ là thách thức lớn cho ngành trong dài hạn.

Về nuôi trồng, thách thức lớn nhất của ngành là đảm bảo nguồn cung dồi dào và ổn định các con giống sạch bệnh và có sức sống cao. Việc phụ thuộc vào nguồn cung ứng con giống bên ngoài vùng như hiện nay cũng là một hạn chế quan trọng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn có thể làm hạn chế tốc độ phát triển cụm ngành.

Thị trường đầu ra của cụm ngành trong 10 năm qua đã tăng trưởng và đa dạng hóa, Tuy nhiên bài toán khó là làm thế nào đối phó với sự cạnh tranh ngày một gay gắt trên thị trường quốc tế, và để giải bài toán này cần sự phối hợp chặt chẽ của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng, trong cụm ngành cũng như từ các Bộ ngành liên quan.

Tất nhiên trong những thành tựu của cụm ngành, không thể phủ nhận vai trò thúc đẩy của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, và đặc biệt là vai trò của VASEP. Tuy nhiên, vai trò của các tổ chức này vẫn chưa được thể hiện đầy đủ, nhất là trong việc khắc phục các khó khăn và thách thức của ngành vừa nêu ở trên.

Năng lực cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai cụm ngành bị hạn chế khá lớn bởi ba nhân tố quan trọng sau đây:

Thứ Nhất, sự yếu kém trong việc xây dựng mối liên kết dọc giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, cũng như mối liên kết ngang giữa các thành viên trong cùng nhóm (giữa các hộ nuôi trong các tổ chức kinh tế hợp tác; giữa các DNCBXK thủy sản với nhau).

Thứ Hai, cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống logistics trong vùng chưa được đầu tư thích đáng và thiếu đồng bộ, khiến chi phí, giá thành và thời gian vận chuyển tăng lên đáng kể.

Thứ Ba, hạn chế về khả năng nghiên cứu phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cũng như xây dựng thương hiệu riêng cho ĐBSCL.

(Còn tiếp)

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NHẬN DIỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Bài VIII): 3 nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713581719 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713581719 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10