Kiến nghị bỏ lắp camera trên xe kinh doanh vận tải: Giải tỏa gánh nặng cho doanh nghiệp
Theo VCCI, tính hiệu quả về yêu cầu phải lắp camera trên xe kinh doanh vận tải là chưa nhiều, nhưng lại gây gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
>>>Doanh nghiệp điện mặt trời áp mái "kêu cứu"
Mới đây, vấn đề gánh nặng chi phí và tính hiệu quả trong yêu cầu phải lắp camera trên ôtô có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo đã được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra trong báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021.
Và theo kết quả khảo sát VCCI thực hiện với hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên, kinh doanh vận tải hàng hóa trong cả nước, những đối tượng chịu tác động trực tiếp của quy định lắp camera đã cho thấy, yêu cầu lắp camera tạo ra gánh nặng rất lớn về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, đặc biệt tác động lớn đến doanh nghiệp mới có hoạt động khởi sự kinh doanh, có thời hạn hoạt động dưới 5 năm.
Theo VCCI, để thực hiện quy định này, một ôtô có thể sẽ phải gánh các chi phí khoảng 17 triệu đồng, trong đó chi trả chi phí lắp camera 5,8 triệu đồng, chi phí truyền dữ liệu 1,2 triệu đồng, chi phí thải bỏ camera là 5 triệu đồng, chi phí để tháo dỡ camera là 5 triệu đồng. Nếu trên cả nước có 200.000 xe khách, ôtô đầu kéo, container thì chi phí ước tính để tuân thủ riêng phần lắp camera là 1.160 tỉ đồng, hàng tháng chi phí truyền dẫn dữ liệu sẽ là 240 tỉ đồng.
Trong khi mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước khi ban hành quy định lắp camera là nhằm giám sát và cảnh báo vi phạm đối với tài xế, đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng, khi phân tích vào từng mục tiêu cụ thể trong việc lắp camera hành trình trên xe, đang có những bất cập cần được tháo gỡ.
Thứ nhất, việc lắp camera trên xe là để giám sát hành vi của lái xe. Đây được coi là căn cứ xử lý vi phạm, ngăn ngừa vi phạm nhưng việc giám sát này lại đang có một số hạn chế nhất định, vì dữ liệu truyền về là hình ảnh tĩnh chứ không phải hình ảnh động. Do đó, trong một số trường hợp không phản ánh chính xác hành vi của tài xế, theo VCCI cho biết.
Bên cạnh đó, dù camera cũng có thể giám sát và là bằng chứng để xử lý các vi phạm của hành khách trên xe, nhưng chưa có số liệu thống kê đầy đủ nào về các hành vi vi phạm trên ôtô là nguy cơ cao để cơ quan nhà nước buộc phải thực hiện giám sát hành vi của các hành khách.
Thứ hai, mục tiêu về giám sát tải trọng, hành trình của ôtô, theo đánh giá của VCCI thì camera không có chức năng này và hiện tại quy định pháp luật đã có các công cụ khác để quản lý.
Chính vì vậy, trong báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021, VCCI đã khẳng định rằng, nếu xét về tính pháp lý thì quy định này chưa đủ rõ ràng để các doanh nghiệp xác định chính xác số lượng, chủng loại camera phải lắp trên xe. Đồng thời, việc lắp camera cần được đánh giá về tính hiệu quả ở nhiều góc độ, trong khi quy định này đang tạo ra chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.
>>>Doanh nghiệp nhỏ sớm thích nghi với "trạng thái bình thường mới"
>>>Viễn cảnh khó khăn của mì tôm Miliket
Đứng trên góc độ một doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc công ty vận tải Đất Cảng cho rằng, chưa khi nào các doanh nghiệp vận tải lại gặp khó khăn như thời điểm này. Cũng theo ông đánh giá, kể cả khi đại dịch COVID-19 kết thúc, các doanh nghiệp vận tải muốn phát triển bình thường trở lại ít nhất phải mất 2 năm. Thời điểm này, số doanh nghiệp tồn tại được rất ít. Một số doanh nghiệp “càng lớn càng gặp nhiều khó khăn”.
“Hiện tại, các doanh nghiệp vận tải đang gặp vô vàn khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 hơn hai năm qua, giờ đây giá nhiên liệu tăng cao và nhu cầu đi lại sụt giảm nghiêm trọng lại đang là những “cú đấm bồi” với ngành vận tải nói chung. Trong khi đó, các biện pháp hỗ trợ gần như là không có”, ông Khúc Hữu Thanh Hải cho biết.
Khi chia sẻ về vấn đề lắp camera hành trình trên xe kinh doanh vận tải, ông Hải cho rằng, việc này đang làm tăng cao chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính hiệu quả trong công tác quản lý bằng camera vẫn chưa được rõ nét. “Cơ quan quản lý chưa dùng được dữ liệu hình ảnh camera để đồng bộ hoá quản lý vận tải thì việc lắp camera tại thời điểm hiện tại chưa phát huy được tác dụng, nhưng lại có thể làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể”.
Nhưng, ông Hải cũng cho rằng, xu hướng quản lý hoạt động vận tải trong thời kỳ công nghệ phát triển, việc lắp camera trên xe khách là việc làm cần thiết và sẽ phát huy được vai trò cụ thể nếu được đưa vào quản lý đồng bộ với cơ quan quản lý nhà nước trong các hoạt động vận tải.
Ông Hải cho biết, do khó khăn lại chịu nhiều gánh nặng trong suốt 2 năm qua, công ty vừa buộc phải bán 50 xe khách. “Nếu không bán, doanh nghiệp vẫn phải chịu các loại phí như phí đường bộ, bảo dưỡng... Doanh nghiệp chúng tôi vẫn giữ lại 40 xe nhưng cũng chạy chưa hết công suẩ, vì không có khách đi. Nếu không chạy thì mất thương hiệu, nhưng càng chạy lại càng lỗ”, ông Hải chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp vận tải chạy lấy... lỗ
17:02, 21/03/2022
Doanh nghiệp vận tải biển sẽ thiết lập nền lợi nhuận mới
16:00, 17/02/2022
Doanh nghiệp vận tải phát huy nội lực chờ “vượt bão”
11:00, 31/01/2022
Nghệ An: Doanh nghiệp vận tải bị “ám ảnh” bởi CSGT Công an Nghi Lộc
13:00, 19/01/2022
Lắp camera giám sát hành trình: Vì sao doanh nghiệp vận tải chần chừ?
08:50, 31/12/2021
Quảng Nam: Doanh nghiệp vận tải dần hoàn thiện lắp đặt camera
08:54, 23/12/2021
Sắp đến hạn cuối lắp camera, nhiều doanh nghiệp vận tải than khó
11:00, 14/12/2021
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp vận tải
11:00, 17/11/2021