Doanh nghiệp vận tải phát huy nội lực chờ “vượt bão”

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia kinh tế, đây là giai đoạn vô cùng khó khăn nhưng các doanh nghiệp vận tải càng phải cầm cự, duy trì "năng lượng" để vươn lên mạnh mẽ khi cơn bão dịch bệnh đi qua…

hihihii

Năm 2021 tiếp tục là thời gian khó khăn của ngành vận tải

Điêu đứng vì dịch bệnh

Theo đó, năm 2021 tiếp tục là thời gian khó khăn của ngành vận tải. Chưa kịp phục hồi sau 3 đợt dịch COVID-19 liên tiếp, thì đợt dịch thứ 4 lại ập đến, khiến các ngành vận tải từ đường bộ, đường sắt đến hàng không… đều trong tình trạng điêu đứng, buộc phải dừng hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, với 2 đợt dịch bùng phát mạnh vào đúng thời điểm bắt đầu giai đoạn cao điểm nội địa là Tết Nguyên đán và nghỉ hè từ ngày 30/4-1/5, hoạt động vận chuyển hành khách nội địa bằng đường hàng không sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, sản lượng vận chuyển hàng không trung bình hàng ngày trong 6 tháng đầu năm chỉ bằng 20 - 30% so với giai đoạn tháng 3-4/2020.

Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, số nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đã lên tới 36.000 tỷ đồng. Doanh thu cũng bị giảm sâu trong hai quý đầu năm, trong đó, tháng 5 và 6/2021 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020, khiến các hãng càng thêm suy kiệt.

Lĩnh vực đường bộ cũng bị ảnh hưởng không kém từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, khi nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội dẫn đến đứt gãy các tuyến vận tải. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên bị gián đoạn, có thời điểm bị dừng hoạt động. Thậm chí, nếu được phép hoạt động thì cũng chỉ được chở lượng khách bằng 50% sức chứa của phương tiện để thực hiện phòng chống dịch.

hihihi

Nhiều doanh nghiệp vận tải hiện đang cận kề phá sản, đối mặt với các khoản nợ gia tăng 

Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải quan ngại, hiện có khoảng 90% doanh nghiệp kinh doanh vận tải vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện và tổ chức hoạt động vận tải. Nếu dịch Covid-19 kéo dài, phương tiện tiếp tục phải ngừng hoạt động, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có nguy cơ bị phá sản.

Với ngành đường sắt, tình cảnh còn ảm đạm hơn, nhiều chuyên gia giao thông khẳng định, đường sắt đang lao dốc không phanh. Bởi vốn đã sống lay lắt hàng chục năm nay, dịch COVID-19 tiếp tục làm cho ngành này không gượng nổi. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh thu vận tải hành khách sụt giảm nghiêm trọng, sẽ dẫn đến hụt một lượng tiền lớn. Dự báo, nếu dịch còn kéo dài sang năm 2022, Tổng công ty sẽ thua lỗ hết vốn điều lệ.

Có thể nói, đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư này như một cú “đánh bồi” khiến toàn Ngành vận tải điêu đứng, hầu hết doanh nghiệp vận tải hàng hóa, vận tải hành khách lao đao, kiệt sức, khó gượng dậy. Tất cả dường như là một bức tranh u ám đối với sự phát triển của ngành vận tải trong vòng xoáy của đại dịch.

>>Doanh nghiệp vận tải bị hạ “đo ván” bởi giá xăng dầu

hihihi

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đã có kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư các chính sách và giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không vượt qua khủng hoảng do dịch COVID-19.

Cần phát huy nội lực chờ “vượt bão”

Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều giải pháp hỗ trợ ngành giao thông vận tải đã được đề xuất và triển khai.

Trong lĩnh vực hàng không, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) đề nghị Chính phủ chỉ đạo nới lỏng quy định về đi lại, cách ly đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine; từng bước nới lỏng các quy định nhập cảnh và cách ly đối với khách đã tiêm vaccine đầy đủ và có kế hoạch sớm khai thác trở lại các đường bay quốc tế.

Ngoài ra, VABA cũng đề xuất mở rộng và thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hàng không. Cụ thể, VABA đề nghị cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 5.000-6.000 tỷ đồng, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và được gia hạn tự động 2 lần cho các hãng hàng không.

Cùng với đó, hiệp hội này cũng đề nghị Chính phủ dành cho các hãng hàng không vay gói tín dụng khoảng 25.000 tỷ đồng, ưu đãi giảm lãi suất 4%, thời hạn từ 3-5 năm để các hãng duy trì nguồn lực phục hồi, phát triển.

Về lĩnh vực đường sắt, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng, trước khi bùng phát dịch COVID-19, đường sắt đã rất khó khăn, nay do ảnh hưởng của dịch lại càng lỗ, nếu không có giải pháp hỗ trợ, nguy cơ sắp hết vốn Nhà nước là hiện hữu. Nếu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dừng hoạt động không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của đơn vị này, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của lĩnh vực giao thông đường sắt và đời sống, việc làm của hàng vạn lao động.

Có thể nói, cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã có những chính sách hỗ trợ như giảm và kéo dài thời gian ưu đãi thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm phí, lệ phí và các chi phí dịch vụ cảng hàng không… để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhanh chóng phục hồi trở lại.

Để trụ vững trước tác động của dịch COVID-19, cùng với giải pháp hỗ trợ thiết thực về tài chính của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp vận tải phải nỗ lực và có những bước“chuyển mình” về chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển.

Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết, những ngày qua, toàn bộ vốn liếng tích cóp và vay mượn lâu nay đều bỏ ra để chia sẻ với người lao động. Có doanh nghiệp chuyên chở khách nay giãn cách xã hội ở nhiều địa phương, xe nằm bến nhưng vẫn phải trả công cho người làm để họ duy trì cuộc sống.

Tương tự, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa xe có chạy, nhưng doanh thu lợi nhuận không đủ bù hụt do giá xăng dầu tăng mạnh, nhưng vẫn phải gồng mình để nuôi nhân công. Phía các doanh nghiệp taxi, xe buýt công cộng gần như tê liệt, xe nằm một chỗ phải trả phí bến bãi; tiền bảo trì bảo dưỡng…

Dù khó khăn chồng khó khăn, nhưng các doanh nghiệp vận tải đều chấp nhận thiệt hại, chờ đợi dịch qua mau để khôi phục; doanh nghiệp nào có điều kiện thì cố duy trì để cầm cự qua ngày.

Điều doanh nghiệp mong mỏi nhất là Nhà nước sớm triển khai các biện pháp hỗ trợ thiết thực, trực tiếp và khẩn trương hơn nữa đến doanh nghiệp. Trong đó, có thông tư 47 của Bộ Tài chính như giảm 30% phí đường bộ cho xe chở người, xe buýt kinh doanh vận tải; 10% đối với xe tải, xe chuyên dùng, xe đầu kéo… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn cần thực hiện các chính sách như miễn hoặc chưa thu bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này được dự báo là sẽ còn kéo dài, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh và độ phủ rộng. Với việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất, hoạt động vận tải ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp vẫn được duy trì. Vấn đề lâu dài đặt ra là cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành, sự tự thân vượt khó của mỗi đơn vị, doanh nghiệp trong ngành là nhân tố quyết định, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, buộc cả nền kinh tế phải chuyển sang trạng thái mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp vận tải phát huy nội lực chờ “vượt bão” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711692526 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711692526 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10