Doanh nghiệp vận tải chạy lấy... lỗ

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết, giá xăng dầu liên tục tăng khiến công ty khó khăn chồng chất khó khăn, nếu tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp sẽ kiệt quệ và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác.

>>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường thế giới

Giá xăng dầu tăng cao, một số doanh nghiệp vận tải tăng giá vé xe khách, cước taxi 10-20% từ tuần này.

Vận tải hành khách...ế nặng

Trong số các loại hình vận tải chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, vận tải khách đường bộ vẫn đang gặp khó khăn nhất. Nguyên nhân chính là do không có khách. Kể cả cao điểm trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vừa qua, trong khi hàng không, đường sắt đều đã phần nào hút khách trở lại thì vận tải đường bộ vẫn... ế.

Nhiều áp lực, doanh nghiệp vận tải hành khách chạy cũng... chết mà không chạy cũng... chết

Nhiều áp lực, doanh nghiệp vận tải hành khách chạy cũng... chết mà không chạy cũng... chết

Bến xe vắng xe, những chuyến xe chỉ lác đác vài hành khách vẫn phải lăn bánh trên đường. Một số doanh nghiệp vận tải cố gắng “tăng gia sản xuất” bằng cách nhận vận chuyển hàng hóa nhưng cũng chẳng ăn thua trước sự lớn mạnh của các công ty vận chuyển hàng hóa chuyên biệt.

Chưa hết choáng váng vì ế khách, các doanh nghiệp vận tải khách đường bộ lại tiếp tục đối mặt với một “thử thách cực đại”, đó là giá xăng, dầu tăng vọt. Chỉ trong một thời gian ngắn, giá của mặt hàng chiếm tới 35 – 40% cơ cấu giá thành vận tải này đã liên tục “phá kỷ lục”. Không có khách, giá xăng dầu “nhảy múa”, các doanh nghiệp vận tải rơi vào thế khó khăn cùng cực. Chưa bao giờ bài toán tăng hay giữ giá cước lại trở nên khó giải đến thế.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng cho biết, giá xăng, dầu tăng trong bối cảnh khách vẫn vắng khiến DN của ông vẫn chưa dám mạo hiểm tăng giá cước. Lựa chọn khả dĩ duy nhất lúc này là cho xe... nằm bến; đồng thời tìm cách cắt giảm chi phí vận hành để bù lại chi phí xăng, dầu.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời. “Không chạy thì “chết” ngay lập tức, còn chạy thì “chết” từ từ. Thôi thì cố duy trì để xem có “sống” được đến khi giá xăng, dầu quay đầu giảm hay không” – ông Thanh Hải thở dài.

Theo ông Thanh Hải, DN đang sở hữu khoảng 200 đầu xe nhưng hiện nay chỉ hoạt động 20%. Số còn lại đều cho nằm bến. Ngay cả số đầu xe ít ỏi đang hoạt động kia cũng vẫn là chạy.... lấy lỗ. Bởi chi phí cho mỗi chuyến xe như vậy tới gần chục triệu đồng mà khách chỉ lác đác vài người. Chưa cần đợi đến khi giá xăng “phá kỷ lục” như hiện nay, nếu giá xăng vẫn ở mức như trước Tết thì không cần tính toán, xe lăn bánh cũng biết chắc sẽ lỗ.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên lượng khách đi lại các tuyến cố định có phần hạn chế. Cùng với đó, giá xăng, dầu tăng cao khiến các doanh nghiệp vận tải buộc phải cắt giảm giờ làm của nhân viên xuống 50% và cắt tuyến để tránh lỗ.

Tương tự, các hãng taxi cũng đang chìm trong khó khăn. Lãnh đạo Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi) cho biết, với tình hình hiện tại, các doanh nghiệp taxi chỉ có hai phương án là tăng giá cước hoặc chấp nhận lỗ. Tuy nhiên, dù chọn bất kỳ phương án nào cũng không dễ. Vì trong cơ cấu giá thành, xăng dầu chiếm từ 25 - 30%, với mức giá như hiện nay, doanh nghiệp taxi không thể bù lỗ mãi.

"Hoạt động của các hãng taxi đã giảm 60 - 70% cả về doanh thu, lẫn nguồn nhân lực. Nếu tình hình không thay đổi, khó có doanh nghiệp nào trụ được", ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội khẳng định.

Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc hãng xe Sao Việt nói: “Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% tổng chi phí vận tải nên khi giá xăng tăng lên gần 30.000 đồng/lít mà không điều chỉnh giá vé thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, thậm chí sẽ phá sản nếu kéo dài”.

Ông Bằng cho biết đã làm hồ sơ gửi các cơ quan chức năng về việc điều chỉnh tăng thêm 50.000 đồng/vé so với giá cũ. Giá vé mới xe Sao Việt chặng Hà Nội - Lào Cai theo sẽ tăng từ 230.000 - 280.000 đồng.

"Hành khách có thể kêu ca khi giá vé tăng, nhưng chúng tôi mong mọi người chia sẻ. Các đơn vị vận tải đang lỗ chồng lỗ, hoạt động cầm cự chứ không có lợi nhuận", ông Bằng nói.

Vận tải hàng khó không...khá khẩm hơn

Không chỉ xe hành khách, một số doanh nghiệp chở hàng hóa cũng đã tăng giá cước vận chuyển. Ông Long Văn Toàn, Trưởng phòng vận tải một Công ty Vận tải logistics tại Hà Nội cho hay, cuối năm trước, các hợp đồng vận chuyển với các đối tác được ký khi giá dầu chỉ là 18.000 đồng một lít, hiện nay giá đã tăng gần 50%. Do đó, đơn vị này phải tăng đơn giá 15% với các hợp đồng vận tải hàng hóa đã ký với khách hàng.

Không chỉ xe hành khách, một số doanh nghiệp chở hàng hóa cũng đã tăng giá cước vận chuyển.

Không chỉ xe hành khách, một số doanh nghiệp chở hàng hóa cũng đã tăng giá cước vận chuyển.

Mỗi tháng doanh nghiệp logistics này chi phí hơn một tỷ đồng tiền dầu cho các phương tiện vận tải. Với giá mới, doanh nghiệp sẽ cần thêm khoảng 400 triệu đồng mỗi tháng để bù chi phí.

Trong hợp đồng có khoản điều chỉnh khi giá dầu tăng, phần lớn đối tác cũ chấp nhận, song khách hàng mới không đồng tình", ông Toàn nói và cho rằng, nhà nước cần có chính sách sớm bình ổn giá xăng dầu để các doanh nghiệp có sự điều chỉnh giá cả phù hợp.

Theo ông Lê Duy Hiệp - chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), trong khi chi phí vận tải biển vẫn đang tiếp tục tăng, xăng tăng dẫn đến chi phí vận tải và giá thành hàng hóa tăng cao, đối tượng chịu thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng. "Khi chi phí vận tải cao, chắc chắn hàng hóa đến tay người tiêu dùng sẽ tăng giá. Điều này hoàn toàn không có lợi cho thị trường khi sức mua chưa hồi phục hoàn toàn", ông Hiệp khuyến cáo.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Chính phủ đã thông qua đề xuất giảm 2.000 đồng thuế môi trường đối với mỗi lít xăng. Hy vọng, giá xăng dầu chỉ tăng trong ngắn hạn, còn nếu kéo dài thì các doanh nghiệp vận tải bắt buộc phải tăng giá cước. Khi đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung, làm gia tăng lạm phát. Nhà nước nên sớm tháo gỡ bằng việc giảm thuế nhập khẩu và sử dụng quỹ bình ổn để điều tiết giá xăng dầu trong thời gian nhất định.

Về vấn đề này, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng, thời hạn thanh toán đối với doanh nghiệp hàng không; có chính sách tín dụng như hoãn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải thủy nội địa; xem xét tiếp tục có chính sách hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vận tải giảm hoặc không tính lãi suất đối với các khoản vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ; đồng thời, kiến nghị các bộ, ngành, địa phương gia hạn giảm phí, lệ phí hàng hải, phí sử dụng công trình hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp vận tải chạy lấy... lỗ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713630609 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713630609 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10