Thay đổi cách điều tiết giá xăng dầu: Không “nén” giá quá căng

NGỌC DIỄM 26/03/2022 11:00

Mặc dù, giá xăng dầu tăng cao do tác động của giá dầu thế giới, tuy nhiên, việc để giá xăng dầu trong nước tăng sốc cũng có nguyên nhân từ việc để giá “nén” quá căng.

>>Thông qua Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường xăng, dầu

 Tần suất điều chỉnh giá xăng dầu của Việt Nam cần giảm chu kỳ từ 10 ngày xuống 5 ngày theo thông lệ quốc tế.

Tần suất điều chỉnh giá xăng dầu của Việt Nam cần giảm chu kỳ từ 10 ngày xuống 5 ngày theo thông lệ quốc tế.

Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, tần suất điều chỉnh giá xăng dầu của Việt Nam hiện với chu kỳ 10 ngày một lần, nhưng nếu những ngày điều hành giá vào kỳ nghỉ lễ, tết, thì sẽ lùi lại 20 ngày.

Do đó, chúng ta bị “nén” giá lại trong điều kiện giá thế giới đang lên, từ đó mới gây ra sự chênh lệch giữa giá vốn nhập khẩu và giá bán lẻ hiện hành trong nước, gây lỗ cho các doanh nghiệp. Khi chúng ta bắt buộc phải điều chỉnh giá theo chu kỳ, thì sẽ tạo ra một số hệ quả như: Thứ nhất, là sự lệch pha so với giá thế giới, nghĩa là giá thế giới cao hơn giá trong nước. Thứ hai, khi chúng ta đã nén giá trong nước lại và điều chỉnh, thì mức tăng sẽ sốc, gây tác động rất bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng xăng dầu.

“Vì thế, giá xăng dầu hiện nay cần thực hiện theo nguyên tắc thị trường, tức là giảm chu kỳ 10 ngày xuống trước mắt là 5 ngày một chu kỳ theo thông lệ quốc tế, tiến tới điều chỉnh theo ngày để bám sát thị trường thế giới”, ông Thoả khuyến nghị.

Thực tế, quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ có giới hạn và cũng chỉ được dùng như một tấm đệm “giảm xóc” trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao một cách đột ngột.

TS. Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, cần sử dụng một cách kịp thời hiệu quả quỹ bình ổn để giá xăng dầu không tăng cao theo nhịp của thế giới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế dài hạn hơn trong thời gian tới. Một giải pháp rất quan trọng đó là, Bộ Công thương cùng các Bộ, ngành liên quan cần trình với Chính phủ, để làm sao tăng khả năng khai thác và khả năng lọc dầu, giúp nguồn cung chủ động hơn nữa.

Khi công tác điều hành bám sát giá, sát nguyên tắc thị trường và việc sử dụng các công cụ hỗ trợ đúng thời điểm, mới góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, tìm được nơi mua hàng có lợi nhất, với giá cả hợp lý nhất, từ đó có sự chủ động trong các phương án sản xuất, kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị quyết về hoạt động chất vấn: Cân đối cung cầu xăng dầu, rà soát Luật Đấu giá tài sản

    Nghị quyết về hoạt động chất vấn: Cân đối cung cầu xăng dầu, rà soát Luật Đấu giá tài sản

    14:14, 24/03/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường thế giới

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường thế giới

    20:28, 23/03/2022

  • Thay đổi cách điều tiết giá xăng dầu: Hạn chế tối đa “tăng giá sốc”

    Thay đổi cách điều tiết giá xăng dầu: Hạn chế tối đa “tăng giá sốc”

    17:22, 22/03/2022

  • Không để bị động trong điều tiết thị trường xăng dầu

    Không để bị động trong điều tiết thị trường xăng dầu

    04:00, 19/03/2022

  • Đích đến của bình ổn giá xăng dầu

    Đích đến của bình ổn giá xăng dầu

    20:12, 17/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thay đổi cách điều tiết giá xăng dầu: Không “nén” giá quá căng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO