Dầu Brent Biển Bắc và ngọt nhẹ WTI đã quay về mức dưới 100 USD/thùng, theo Viện dầu khí Việt Nam, dầu thô trên thị trường quốc tế không biến động mạnh ít nhất vài tháng tới.
>>Xây dựng và sử dụng công cụ phái sinh để ứng phó biến động xăng dầu
Đây là phổ giá quen thuộc nhiều năm qua, giúp kìm giá xăng dầu nội địa xung quanh 20.000đ/lít, không tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp và người dân. Là tham chiếu để Việt Nam tính đến giải pháp bình ổn giá.
Rõ ràng quỹ bình ổn xăng dầu như “muối bỏ bể”. Giải pháp căn bản đúng quy luật kinh tế là hài hòa “cung - cầu”. Việt Nam xuất khẩu dầu thô trong khi hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước!
Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới coi xăng dầu là “bản lề” để ứng phó với chỉ số giá tiêu dùng (PCI), bằng cách đảm bảo ổn định cho mặt hàng chiến lược này thì chỉ số PCI không bị mất kiểm soát.
Dĩ nhiên, bình ổn giá không chỉ là làm đẹp chỉ số trên giấy, mục đích cuối cùng là giữ giá đồng tiền, rút ngắn thời gian lao động cần thiết, giúp người dân và doanh nghiệp có cơ hội tích lũy của cải. Dấu hiệu của một xã hội thịnh vượng là khi năng suất lao động không ngừng tăng, giá trị hàng hóa của cải được đảm bảo.
Giá cả xăng dầu thường “cò kè bớt một thêm hai”, tăng hàng nghìn giảm hàng trăm, và đủ loại hàng hóa “đu bám” ăn theo, không dễ kìm lại. Vậy, bình ổn giá không chỉ với công cụ tài chính mà phải cần thêm sức mạnh pháp luật, chế tài.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng và sử dụng công cụ phái sinh để ứng phó biến động xăng dầu
05:30, 17/03/2022
Chính phủ sớm trình Nghị quyết giảm thuế môi trường xăng dầu
21:43, 16/03/2022
"Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu không vì lợi ích bộ ngành nào"
13:28, 16/03/2022
Áp dụng nhiều giải pháp để duy trì nguồn cung xăng dầu
12:16, 16/03/2022
Rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá xăng dầu
07:30, 16/03/2022
Đồng bộ các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu
05:30, 16/03/2022