Đón đầu cơ hội từ EVFTA

Quốc Anh 18/10/2018 11:01

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận ký kết Hiệp định này.

Chuyến thăm Châu Âu từ 14-21/10 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội mới cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU). Cùng với chuyến thăm chính thức Áo, Bỉ, Đan Mạch và EU, Thủ tướng tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12) ở Brussels cùng Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) ở Copenhagen.

p/Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm châu Âu từ ngày 14- 21/10/2018. (Ảnh: Đại sứ các nước ASEAN tại Áo đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân)

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm châu Âu từ ngày 14- 21/10/2018. (Ảnh: Đại sứ các nước ASEAN tại Áo đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân)

“Thời cơ vàng” ký EVFTA

Kể từ khi chính thức kết thúc đàm phán EVFTA cách đây 3 năm, Việt Nam và EU đã bước vào quá trình rà soát pháp lý đối với hiệp định. Đến nay, mọi việc đã đến giai đoạn chín muồi, chính vì vậy chuyến thăm châu Âu lần này của Thủ tướng được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn tất những công đoạn cuối cùng để hai bên chính thức ký kết Hiệp định vào tháng 11 tới đây tại Brussels.

Có thể bạn quan tâm

  • Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA và cơ hội từ thị trường 15.000 tỷ USD

    Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA và cơ hội từ thị trường 15.000 tỷ USD

    08:24, 18/10/2018

  • EVFTA sẽ mở rộng cánh cửa hợp tác giữa hai bên

    EVFTA sẽ mở rộng cánh cửa hợp tác giữa hai bên

    04:01, 18/10/2018

  • CPTPP và EVFTA: Doanh nghiệp dệt may chủ động đón cơ hội

    CPTPP và EVFTA: Doanh nghiệp dệt may chủ động đón cơ hội

    15:30, 21/07/2018

  • EVFTA có thể được ký kết vào cuối năm nay

    EVFTA có thể được ký kết vào cuối năm nay

    05:00, 29/05/2018

  • Doanh nghiệp Việt Nam – EU kỳ vọng gì ở EVFTA?

    Doanh nghiệp Việt Nam – EU kỳ vọng gì ở EVFTA?

    13:11, 16/03/2018

  • Doanh nghiệp đã sẵn sàng đón đầu cơ hội từ EVFTA?

    Doanh nghiệp đã sẵn sàng đón đầu cơ hội từ EVFTA?

    05:12, 16/03/2018

  • Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – EU kỳ vọng EVFTA sớm được thực thi

    Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – EU kỳ vọng EVFTA sớm được thực thi

    14:14, 15/03/2018

  • EVFTA có hiệu lực, thách thức nào cho giày dép Việt?

    EVFTA có hiệu lực, thách thức nào cho giày dép Việt?

    06:30, 02/03/2018

Trước chuyến thăm của Thủ tướng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, đặc biệt là Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã có những chuyến làm việc, và tham gia phiên điều trần ở Nghị viện châu Âu về những tồn tại của bản dự thảo Hiệp định này.

Trước đó vào tháng 6 năm nay, tại phiên làm việc với Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malstrom tại Brussels, Vương quốc Bỉ, Việt Nam và EU đã thống nhất tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi EVFTA thành một Hiệp định riêng (gọi là Hiệp định Bảo hộ đầu tư – IPA). Cùng với đó, hai bên cũng thống nhất toàn bộ quá trình rà soát pháp lý của EVFTA và các nội dung của IPA.

Với những động thái như vậy, cũng không phải ngẫu nhiên mà trong buổi tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị Viện Châu Âu tại Hà Nội hồi tháng 6 vừa qua, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói rằng, đây là "thời cơ vàng" cho việc ký kết EVFTA, và mong muốn hai bên thúc đẩy quá trình này để sớm đi tới ký kết Hiệp định vào cuối năm nay.

Tận dụng cơ hội

Nhìn từ phía EU, đây được coi là một trong những hiệp định đầu tư thương mại toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Có lẽ, sau Singapore, đây là hiệp định thứ hai EU ký kết trong khu vực ASEAN và được kỳ vọng sẽ tăng cường mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương nhận định, EVFTA là một Hiệp định chất lượng cao nên việc xóa bỏ hàng rào thuế quan ở mức cao nhất và lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, ngành hàng, sản phẩm Việt Nam. Theo đó, có tới gần 99% ngành hàng, sản phẩm Việt Nam được hưởng thuế.

Ông Trần Tuấn Anh ví dụ, mặt hàng nông sản, thủy sản, gạo đường, mật ong, nông sản chế biến, mặt hàng đồ gỗ, dệt may, da giày, công nghiệp ô tô…đều được hưởng ưu đãi từ châu Âu. Theo tính toán, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ nhận được tác động lớn từ Hiệp định này. Dự kiến, xuất khẩu sẽ tăng từ 4 - 6%, các ngành kinh tế tăng thêm 19 tỷ USD năm 2019 và đến năm 2028 tăng 70 tỷ USD.

EVFTA được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Dự kiến, xuất khẩu sẽ tăng từ 4 - 6%, các ngành kinh tế tăng thêm 19 tỷ USD năm 2019 và đến năm 2028 tăng 70 tỷ USD.

“Dịch vụ, tài chính, ô tô, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm chế biến... sẽ là những lĩnh vực EU đầu tư mạnh vào Việt Nam và đây cũng là những lĩnh vực mà Việt Nam cần đầu tư và phát triển toàn diện”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Nhưng để tận dụng cơ hội từ EVFTA cũng không hề dễ dàng, bởi khoảng 97% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô siêu nhỏ và nhỏ nên hạn chế nguồn lực, khả năng tiếp cận thông tin.

Trong bối cảnh đó, trong 2 năm qua, VCCI với vai trò của mình đã phối hợp với các Bộ, ngành , địa phương… đẩy mạnh tuyên truyền, như tóm tắt từng chương của EVFTA có liên quan đến doanh nghiệp để hiểu rõ hơn nhằm tận dụng được lợi thế của Hiệp định, hoặc triển khai rà soát tính tương thích của hệ thống pháp luật Việt Nam với các cam kết lớn về thể chế của EVFTA…

Trong khi đó, một số Hiệp hội như dệt may, da giày, thủy sản và nhiều doanh nghiệp lớn đã chuẩn bị khá tích cực, chủ động nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU, cũng như tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phát huy lợi thế cạnh tranh… để tận dụng tối đa lợi ích mà EVFTA mang lại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa dường như vẫn còn thờ ơ với Hiệp định này. Câu chuyện gần đây mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam bị EU rút “thẻ vàng” là một bài học rất lớn cho các doanh nghiệp Việt.

Quốc Anh