Agribank chậm cổ phần hóa vì... quá giàu
Mặc dù đã được Chính phủ duyệt lộ trình, nhưng đến nay kế hoạch cổ phần hoá của Agribank vẫn còn bỏ ngỏ và chưa được phê chuẩn.
Trong đó vướng mắc lớn nhất là một số cơ sở nhà đất chưa được Bộ Tài chính phê duyệt. Chính vì vậy, NHNN chưa thể ban hành quyết định để cổ phần hóa Agribank.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, vướng mắc lớn nhất hiện nay của Agribank là ngân hàng quy mô quá lớn, với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng tài sản nhà đất rất lớn.
“Hiện nay vướng mắc vẫn còn một số cơ sở nhà đất chưa được Bộ Tài chính phê duyệt. Chính vì vậy, chúng tôi chưa thể ban hành được quyết định cổ phần hóa Agribank”, ông Hưng cho biết.
Mặc dù mong muốn cổ phần hóa được diễn ra theo kế hoạch, nhưng chỉ một mình Agribank thì không thể tự giải quyết được. Vì khối tài sản lớn của ngân hàng này cũng khiến cho việc xác định giá trị doanh nghiệp phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.
Cụ thể, Agribank là ngân hàng có khối tài sản lớn nhất, riêng đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của nhà băng này đã tới gần 3 triệu m2, nguồn gốc hình thành đa dạng nhất.
Agribank cũng là ngân hàng có số lượng khách hàng đông nhất với hàng chục triệu khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi, tiền vay, nên các khoản phải thu, phải trả cũng nhiều nhất.
Với quy mô tài sản, nguồn vốn, đầu tư tín dụng đều trên 1 triệu tỷ đồng, Agribank hiện đang dẫn đầu toàn hệ thống và thực hiện vai trò chủ đạo trong tín dụng nông nghiệp nông thôn, hàng năm tăng trưởng tín dụng từ 11-14% để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, từ cuối năm 2018, Nghị định 116 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 55 có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng vay vốn không có tài sản đảm bảo, tuy nhiên lại là áp lực đối với Agribank khi tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn trên 70% và chủ yếu là cho vay không có tài sản bảo đảm.
Điều này dẫn đến quy mô tài sản có rủi ro tăng mạnh (70-80 nghìn tỷ đồng mỗi năm). Và đây cũng chính là lĩnh vực đầu tư chính của Agribank nhưng lại thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thiên tai bất khả kháng, chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao.
Có thể bạn quan tâm
Xử lý nợ xấu tại Agribank huyện Nghi Lộc: Lãnh đạo Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An nói gì?
11:30, 25/12/2019
Xử lý nợ xấu tại Agribank huyện Nghi Lộc, Nghệ An: Cấp dưới nói rồi, lãnh đạo bảo chưa
05:20, 23/12/2019
Agribank vẫn “ngổn ngang” trước hạn chót cổ phần hóa
03:45, 20/08/2019
Cổ phần hóa, thoái vốn VPNT, Mobifone, Agribank..., cơ hội còn đó cho nhà đầu tư ngoại
19:54, 08/07/2019
“Đắm” vốn ở Công ty Cho thuê tài chính I Agribank (ALCI): Doanh nghiệp “mất đứt” gần 300 tỷ
13:02, 26/05/2019
Sau VCB, đến lượt Agribank bán đấu giá cổ phần OCB
03:31, 12/11/2018
Hàng loạt “đất vàng” tiếp tục được Agribank AMC rao bán
05:31, 26/10/2018