THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Đề nghị xử lý dứt điểm nợ - chậm - trốn đóng bảo hiểm

THY HẰNG 12/06/2022 12:04

Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực thi pháp luật thật nghiêm, ai chưa chấp hành phải xử lý để bảo vệ lợi ích chung, ai làm tốt phải khuyến khích, tổng kết, nhân rộng mô hình. Sai đến đấu xử lý đến đó.

>>THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi, xoá bỏ tín dụng đen

fd

Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành chia sẻ với công nhân, người lao động tại buổi đối thoại.

Sáng nay (12/6) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 62 điểm cầu trực tuyến tại các tỉnh, thành phố với chủ đề "Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”.

Công nhân Nguyễn Mạnh Hùng, Công ty CP May xuất khẩu Hà Bắc phản ánh, hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật của chủ doanh nghiệp còn diễn ra nhiều.

“Dịp gần Tết Nguyên đán vừa qua công ty nơi bạn cháu làm việc chủ bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội nên công nhân không có lương và thưởng Tết. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tranh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động như: Không ký hợp đồng lao động; nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc… để chúng cháu yên tâm làm việc”, công nhân Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết trước hết, trong những năm qua, người sử dụng lao động và người lao động nước ta là một trong những quốc gia gắn bó. Trong lúc thuận lợi, làm ăn tốt chúng ta cùng hưởng. Thời gian qua, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai,…  nhưng cơ bản doanh nghiệp và người lao động chia sẻ với nhau. Vì vậy đất nước mới phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình đó, còn bộ phận người sử dụng lao động chưa chấp hành nguyên tắc, quy định của pháp luật, bao gồm: Pháp luật về lao động, luật việc làm, luật bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp, luật an toàn vệ sinh lao động.

Thời gian qua, các địa phương đã rất cố gắng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm nhiều. Hiện nay, hệ thống pháp luật để bảo vệ người lao động đã cơ bản hoàn thiện.

“Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như: Tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm. Thậm chí kể cả những doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng rơi vào tình trạng này”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

>>THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Nhà ở cho công nhân còn "vướng" Luật

Ví dụ gần đây, một địa phương ở Bắc Trung Bộ có mấy trăm doanh nghiệp nhưng có 1/4 doanh nghiệp vừa và nhỏ trốn đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng giữa hành vi trốn đóng và chậm đóng bảo hiểm rất khó phân biệt. Bộ luật Hình sự quy định rất rõ nếu trốn đóng bảo hiểm thì xử lý theo luật hình sự. Nhưng khái niệm giữa chậm đóng và trốn đóng bảo hiểm chưa rạch ròi.

“Khi chúng tôi kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp nói chỉ chậm đóng chứ không trốn đóng bảo hiểm. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Hội đồng thẩm phán ra Nghị quyết số 05. Tới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết vấn đề này. Với tinh thần đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp thu và sẽ làm tốt nhất công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm”, Bộ trưởng khẳng định.

Chỉ đạo thêm vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định đây là vấn đề đang nổi lên nên Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan đánh giá lại tình hình chung trên phạm vi cả nước mức độ đến đâu, nguyên nhân ở đâu, trên cơ sở đó rà soát lại các quy định của pháp luật, rà soát lại khâu tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành. Phân tích rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp xử lý dứt điểm vấn đề này càng sớm, càng tốt.

Những gì liên quan đến luật pháp thì đánh giá tác động, thuộc thẩm quyền, những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác phải xử lý ngay để bảo đảm lợi ích của người lao động.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, BHXH cùng các cơ quan liên quan tổ chức thực thi pháp luật thật nghiêm, ai chưa chấp hành phải xử lý để bảo vệ lợi ích chung, ai làm tốt phải khuyến khích, tổng kết, nhân rộng mô hình. Sai đến đấu xử lý đến đó, phải tổng kết những mô hình hay, cách làm tốt phải nhân rộng.

Vấn đề này giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an chủ trì phối hợp với các địa phương nắm lại tình hình, đánh giá tình hình để có giải pháp phù hợp. Với tinh thần là giữ kỷ cương, kỷ luật, động viên người làm tốt, phải giải quyết được lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động.

Có thể bạn quan tâm

  • THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi, xoá bỏ tín dụng đen

    THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi, xoá bỏ tín dụng đen

    13:22, 12/06/2022

  • THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Nhà ở cho công nhân còn

    THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Nhà ở cho công nhân còn "vướng" Luật

    11:49, 12/06/2022

  • THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Hoàn thiện thể chế cho hệ thống y tế

    THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Hoàn thiện thể chế cho hệ thống y tế

    11:43, 12/06/2022

  • THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu còn... 10 năm

    THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu còn... 10 năm

    10:51, 12/06/2022

  • THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Những chính sách hỗ trợ chưa từng có tiền lệ

    THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Những chính sách hỗ trợ chưa từng có tiền lệ

    10:39, 12/06/2022

  • THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Lấy mục tiêu con người là trung tâm, động lực cho phát triển

    THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG NHÂN: Lấy mục tiêu con người là trung tâm, động lực cho phát triển

    10:25, 12/06/2022

THY HẰNG