Sáng kiến ESG hỗ trợ doanh nghiệp Việt thích ứng tiêu chuẩn quốc tế

HẠNH LÊ 08/04/2023 12:21

Thực hành ESG được đề cập rất nhiều nhưng doanh nghiệp lúng túng chưa biết phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để tiếp cận và thích ứng.

>>>Thực hành ESG: Tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam

Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG (môi trường - xã hội và quản trị doanh nghiệp) trở thành quyết định mang tính sống còn, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp, gián tiếp với các thị trường xuất khẩu lớn ở châu Âu, Mỹ.  

Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Chí Công - đại diện Quỹ Đầu tư Vina Capital nhấn mạnh: các doanh nghiệp nên xác định thực hành ESG là cơ hội để thay đổi một cách chủ động. Gần đây, đã có một số đơn hàng của các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may và da giày được chuyển cho các doanh nghiệp nước khác thực hiện do doanh nghiệp Việt Nam chưa hoặc chậm thực hiện ESG chậm hoặc chưa thực hiện ESG. Quỹ Đầu tư Vina Capital cũng đã chấm điểm ESG đối với các công ty thuộc danh mục đầu tư và chuẩn bị đầu tư của quỹ.

Tập đoàn PAN thực hành ESG nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và xuất khẩu nông sản

Tập đoàn PAN thực hành ESG nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và xuất khẩu nông sản

Tương tự, các doanh nghiệp châu Âu hay tổ chức tài chính châu Âu hiện có kế hoạch đầu tư vào doanh nghiệp nào đều yêu cầu phải có công bố báo cáo về ESG. Điều này cho thấy, ESG là yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp nếu muốn thu hút đầu tư hay các nguồn tài chính xanh từ các doanh nghiệp, quỹ đầu tư châu Âu.

Thực hành ESG ngày càng trở thành khái niệm quen thuộc và nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên,để thực hiện được doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít thách thức, rất cần nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ, định hướng để phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.

Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ - Giám đốc điều hành Văn phòng ban IV cho biết: qua tiếp nhận ý kiến phản ánh, một trong những khó khăn của doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề trong quý 1 năm nay là lúng túng với những bài toán mới đang diễn biến trên thế giới. Chúng ta nói nhiều về ESG, tăng trưởng xanh, giảm phác thải nhưng doanh nghiệp chưa biết phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên như thế nào để tiếp cận và thích ứng được với những xu hướng, quy định mới. Trong khi đó, thời gian không chờ đợi, những thị trường trọng điểm của Việt Nam như châu Âu, tới đây là Mỹ liên tục đưa ra quy định và dự thảo quy định tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng ở trong nước.

Trước thực trạng này, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Sáng kiến ESG Việt Nam 2023. Đây là chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững triển khai thực hành khung đánh giá ESG. Thông qua sáng kiến này, các đơn vị tổ chức sẽ thúc đẩy đầu tư cho bền vững trong doanh nghiệp tư nhân,góp phần tăng cường sức cạnh tranh, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia các chuỗi cung ứng xanh toàn cầu.

>>>Liên kết hình thành chuỗi giá trị xanh thực hiện ESG

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp thực hành ESG hướng tới phát triển bền vững, giảm phác thải

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp thực hành ESG hướng tới phát triển bền vững, giảm phát thải

ESG Việt Nam 2023 là sáng kiến đầu tiên của USAID tại Việt Nam về ESG dành cho các doanh nghiệp. Sáng kiến sẽ tài trợ thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng 3 sáng kiến xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn và kinh doanh bao trùm, nhằm lan tỏa các mô hình kinh doanh bền vững với tổng giá trị hỗ trợ kỹ thuật lên tới 2 tỷ đồng. Ngoài ra, top 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ được đào tạo và tư vấn chuyên sâu trong 4 - 6 tuần để điều chỉnh hoặc hoàn thiện mô hình kinh doanh lồng ghép các yếu tố ESG. 

Đặc biệt, tất cả các doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia và đáp ứng các tiêu chí của chương trình sẽ được đào tạo cơ bản nhằm nâng cao hiểu biết về ESG, tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước hỗ trợ hệ sinh thái kinh doanh bền vững.

Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ESG Việt Nam 2023 là các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ kinh doanh có tối đa 500 nhân viên toàn thời gian. Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên của dự án USAID IPSC gồm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, công nghệ thông tin, logistics, du lịch và sản phẩm hỗ trợ. Trong đó, có áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và mô hình kinh doanh bao trùm hoặc có kế hoạch chuyển đổi sang kinh doanh bền vững hoặc mở rộng mô hình kinh doanh bền vững, cam kết hành động thí điểm để chuyển đổi hoặc nhân rộng sáng kiến kinh doanh bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Đầu tư ESG và những vấn đề của doanh nghiệp

    Đầu tư ESG và những vấn đề của doanh nghiệp

    11:20, 23/02/2023

  • Thách thức nào khiến doanh nghiệp khó tiếp cận ESG?

    Thách thức nào khiến doanh nghiệp khó tiếp cận ESG?

    12:00, 28/01/2023

  • Đầu tư theo ESG

    Đầu tư theo ESG

    03:28, 23/01/2023

  • Khuyến nghị cho HĐQT trước tác động nền kinh tế số và ESG

    Khuyến nghị cho HĐQT trước tác động nền kinh tế số và ESG

    02:55, 16/12/2022

  • Thực hành ESG tại Việt Nam (kỳ 1): Cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ

    Thực hành ESG tại Việt Nam (kỳ 1): Cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ

    05:01, 22/01/2023

  • Thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 (kỳ 2): Hiện thực hóa cam kết

    Thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 (kỳ 2): Hiện thực hóa cam kết

    05:00, 23/01/2023

  • Thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 (kỳ 3):p/Thúc đẩy hiệu quả ESG

    Thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 (kỳ 3): Thúc đẩy hiệu quả ESG

    05:00, 24/01/2023

  • Chuyển đổi xanh thông qua ESG

    Chuyển đổi xanh thông qua ESG

    12:27, 29/11/2022

  • Thúc đẩy thực hành ESG

    Thúc đẩy thực hành ESG

    12:58, 22/11/2022

HẠNH LÊ