Đầu tư theo ESG

Diendandoanhnghiep.vn ESG không chỉ gắn với chiều sâu của các khái niệm, xu hướng tài chính xanh, tài chính khí hậu, mà còn bao trùm hơn, nhiều chiều.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tại Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2022.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tại Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2022.

>> Tài chính xanh và công nghệ blockchain đưa phát thải ròng về 0

Trong 2 năm trở lại đây, kể từ sau Hội nghị COP 26 với cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hướng đến mục tiêu Net Zero vào 2050, ESG đã trở nên quen thuộc hơn với các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

ESG đi vào nền kinh tế

Theo một khảo sát của PwC Việt Nam, tại Việt Nam, chỉ số ESG đang trở thành một yếu tố quan trọng thể hiện toàn cảnh bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện đưa doanh nghiệp ra thế giới.

Ông Lê Anh Tú, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn doanh nghiệp PwC VN, cho biết thông qua 325 nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, hầu hết các nhà đầu tư đều thể hiện sự cam kết với các mục tiêu ESG và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp họ đầu tư.

Một minh chứng có thể thấy được qua trường hợp của Vinamilk- doanh nghiệp đã tập trung vào các hoạt động phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đóng góp cho xã hội từ cách đây hơn 20 năm. Tuy nhiên, như nhiều doanh nghiệp, khi đó Vinamilk chỉ xác định các yếu tố trên là trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng (CSR), chứ không định nghĩa theo tiêu chuẩn ESG. Song, một khi doanh nghiệp đã có nền tảng để phát triển bền vững, việc chuyển hóa đến ESG lại được rút ngắn rất nhanh. Đầu tư, quản trị theo định hướng ESG đang giúp Vinamilk sau đại dịch COVID-19 phục hồi kinh doanh và trở thành “tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN”, theo đánh giá của VIOD.

>> 8 khuyến nghị phát triển tài chính xanh tại Việt Nam

Tương tự, kiên trì kết nối, xây dựng vòng tuần hoàn thiên nhiên - con người - sản phẩm, đã khiến Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) sau nhiều năm lỗ, đã trở về vị ngọt của người nông dân Ba Vì và là khoản đầu tư sinh lãi khi về tay nhóm cổ đông mới.

Quá trình chuyển đổi xanh

Vinamilk, IDP là những doanh nghiệp gắn với tự nhiên nên vòng kinh tế tuần hoàn, lợi ích ESG dễ được nhìn thấy. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp khác, ở các lĩnh vực khác trong nền kinh tế cũng đã và đang chung tay vào câu chuyện thúc đẩy ESG. Đó là nhóm ngân hàng, từ BIDV, VCB, HDB, VPB, VIB, OCB, SHB… với các nỗ lực hợp tác cùng các định chế, tổ chức quốc tế để hút vốn xanh hàng tỷ USD, tài trợ tài chính ứng phó biến đổi khí hậu.

Đó cũng là câu chuyện của Thaco - bản thân kiên trì trở thành một nhà đầu tư ESG hàng đầu vào lĩnh vực nông nghiệp. Hay VinFast đang đầu tư hết mình nhằm “đọ sức” trên đấu trường ô tô điện - một xu hướng xanh, giảm phát thải đang bùng nổ trên toàn cầu…

Có các doanh nghiệp lớn đi đầu, nhưng chi phí đầu tư (CAPEX) ESG trong nền kinh tế, trong doanh nghiệp nói chung, công bằng mà nói lại vẫn chưa có thống kê, khảo sát nào cho ra được kết quả cụ thể. Chưa kể, còn có cả những trường hợp “giả xanh” trong bối cảnh các thang “xanh” chưa thật sự rõ ràng, có thể cản trở niềm tin của vốn xanh.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam kiến nghị, từ nhận thức, quan ngại, rất cần HĐQT tại doanh nghiệp giữ vai trò chủ động tiếp cận với xu thế toàn cầu, tích hợp nội dung vào chương trình nghị sự và chủ động hành động. Bởi chỉ khi có chương trình nghị sự, vốn đầu tư cho ESG mới được cụ thể hóa. Cũng như, việc đón dòng vốn chảy vào từ các quỹ đầu tư ESG mới thực sự sẵn sàng.

Ở tầm quốc gia, chuyển biến tích cực nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện nay, không chỉ là bước đột phá đầu tiên trong thúc đẩy xây dựng chính sách liên quan tới môi trường cũng như các doanh nghiệp chung tay để hiện thực hóa cam kết của Việt Nam; mà còn đang được Chính phủ đi đầu cụ thể hóa qua những con số. Cuối 2022, chúng ta đã được đón tin vui với nhóm đối tác quốc tế cam kết huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong 3-5 năm để hỗ trợ Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) được “quy” giá trị, nhưng lại không chỉ là tiền. Trên tất cả, đó là lời khẳng định xác đáng rằng: Trong hành trình thực thi ESG, Việt Nam không đơn lẻ. Chúng ta đang có được sự đồng hành, đồng thuận, ủng hộ, và tất nhiên đang có sự kỳ vọng của thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư theo ESG tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713864382 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713864382 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10