WHO: Dịch COVID -19 có thể sẽ nghiêm trọng hơn và kéo dài
Các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các quốc gia tiếp tục nâng cao các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vì dịch này sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Cho đến thời điểm hiện tại, những số liệu mới cho thấy dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu tiến gần đỉnh. Đáng chú ý, theo thông tin mới nhất, Ai Cập- quốc gia đầu tiên tại Châu Phi, công bố đã xác định có một trường hợp đầu tiên nhiễm virus COVID-19. Bệnh nhân là người nước ngoài và đã được cách ly trong bệnh viện.
Bộ Y tế Ai Cập đã thông báo ngay với WHO về ca bệnh này và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Nhiều lãnh đạo châu lục này đã bày tỏ lo ngại nếu dịch bệnh COVID-19 lây lan rộng rãi tại Châu Phi, sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng với những nước nghèo hơn vốn rất hạn chế về các nguồn lực y tế.
Có thể bạn quan tâm
COVID-19 có là sự kiện "bất khả kháng" trong thực thi hợp đồng thương mại?
05:50, 15/02/2020
[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 6) Gián đoạn nguồn cung chỉ là tạm thời
05:00, 15/02/2020
Phòng, chống dịch Covid-19: Thanh Hóa có 5 người đang được cách ly tại các bệnh viện
18:00, 14/02/2020
Cục Thuế Hà Nội khuyến khích doanh nghiệp nộp hồ sơ qua bưu điện để phòng, chống dịch COVID-19
17:09, 14/02/2020
Vĩnh Phúc đảm bảo hàng hóa, nhu yếu phẩm ở vùng cách ly dịch COVID-19
17:00, 14/02/2020
Tại Singapore và một số quốc gia khác chỉ ở giai đoạn bắt đầu bùng phát dịch cúm này. Trong khi đó, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Do đó, các chuyên gia của WHO lo ngại, dịch COVID-19 sẽ nhanh chóng lan nhanh, và sẽ còn kéo dài.
Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus tuyên bố, dịch bệnh sẽ kéo dài hơn một năm và ít nhất 18 tháng nữa mới có vắc xin phòng cúm COVID-19. Đồng quan điểm với ông Tedrod, chuyên gia Ira Longini, Cố vấn của WHO, cho rằng các biện pháp cách ly có thể làm chậm tốc độ truyền nhiễm COVID-19, nhưng dịch cúm này đã lây lan quá nhanh ở Trung Quốc và những quốc gia khác trước khi các biện pháp này được áp dụng. Do đó, việc khống chế dịch cúm mất rất nhiều thời gian.
Với nhiều giả thiết virus COVID-19 xuất hiện vào mùa Đông và biến mất khi thời tiết nóng lên trên 25 độ, các chuyên gia y tế thế giới cho rằng, điều đó chưa đủ để chứng minh rằng, dịch COVID -19 sẽ kết thúc vào mùa hè. "Virus chẳng mất đi khi thời tiết nóng vì chúng có mặt quanh nămg. Chẳng hạn như virus corona gây ra dịch MERS phát triển mạnh ở các quốc gia Trung Đông có thời tiết nóng rực", một chuyên gia nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Vĩnh Phúc đảm bảo hàng hóa, nhu yếu phẩm ở vùng cách ly dịch COVID-19
17:00, 14/02/2020
Phòng, chống dịch COVID-19: “Người Việt” thận trọng... khách "Tây" thờ ơ!
12:00, 14/02/2020
Valentine mùa dịch COVID-19: Hoa tươi bán chậm, mua hàng trực tuyến "lên ngôi"
11:15, 14/02/2020
Ảnh hưởng COVID-19: Startup công nghệ y tế sẽ bùng nổ?
06:20, 14/02/2020
Bài học "xương máu" cho ngành nông nghiệp nhìn từ dịch COVID-19
05:30, 14/02/2020
9.000 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
15:02, 13/02/2020
Các cảnh báo trên được các chuyên gia WHO dựa trên dữ liệu cho thấy, một người mắc virus COVID-19 thường truyền nhiễm sang 2 hoặc 3 người khác. Hơn nữa, quy mô và mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 lớn hơn nhiều so với dự đoán ban đầu, do nhiều trường hợp được xác nhận nhiễm virus COVID-19 chỉ biểu hiện triệu chứng là một cơn đau họng nhẹ.
Mặt khác, dịch COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn so với số liệu báo cáo. Cụ thể tại Trung Quốc, không giống như tỉnh Hồ Bắc, nhiều địa phương khác tại quốc gia này vẫn yêu cầu kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc kiểm tra trình tự gene để xác định ca nhiễm COVID-19. Điều đó có nghĩa không phải tất cả các ca nhiễm virus này đều được xét nghiệm và phát hiện.
Mặc dù vậy, với những nỗ lực hiện nay của Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trong việc ngăn chặn dịch và nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng ngừa dịch COVID-19, thế giới sẽ có cơ hội đẩy lùi dịch cúm này. Rất nhiều quốc gia đã triển khai các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh. Cùng lúc đó, một mạng lưới quốc tế gồm các nhà nghiên cứu đã thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu về dịch COVID-19.
Thuốc kháng virus Remdesivir, do Công ty Công nghệ sinh học Gilead Sciences (Mỹ) đang được các chuyên gia kỳ vọng có thể chữa trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Dù nhiều loại thuốc được thử nghiệm thành công ở khỉ nhưng lại thất bại ở người, nhưng ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ (NIAID), khẳng định một số dấu hiệu cho thấy Remdesivir có thể phát huy hiệu quả ở những bệnh nhân nhiễm các loại virus thuộc chủng corona.
Trong khi đó, các thí nghiệm sơ bộ của nhóm nghiên cứu tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) cho thấy hai loại thuốc kháng virus là Arbidol và Darunavir có hiệu quả trong việc kiềm chế sự sinh sôi của virus COVID-19. Trong đó, Arbidol là một thuốc kháng virus mạnh dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh cúm, trong khi Darunavir dùng trong điều trị HIV.
Cả thế giới đang tham gia vào cuộc chạy đua với thời gian để ngăn ngừa virus COVID-19. WHO khuyến cáo, các quốc gia vẫn cần nâng cao hơn nữa các biện pháp khử trùng và cách ly các bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm bệnh, đồng thời tiếp tục tuyên truyền để người dân tự phòng chống dịch bằng cách đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, đi kiểm tra ngay sức khỏe tại bệnh viện khi thấy có triêu chứng nhiễm virus COVID-19.