Việc gián đoạn nguồn cung này có thể chỉ mang tính tạm thời và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể sớm được phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trong báo cáo gửi thường trực Chính phủ về tác động của dịch COVID-19 đến kinh tế - xã hội Việt Nam mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cân đối cung - cầu các mặt hàng, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu, hiện nay về cơ bản giữ ổn định, ngoại trừ một số mặt hàng liên quan đến việc phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 (khẩu trang, dung dịch sát trùng, nước rửa tay…) hiện đang tạm thời có cầu vượt cung do nhu cầu tăng đột biến, nguồn cung hạn chế do gián đoạn việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc.
Giá cả các mặt hàng thực phẩm (thịt, rau xanh) hiện đang ở mức cao, do thời điểm sau Tết nhiều địa phương chưa thực sự quay trở lại sản xuất dẫn đến nguồn cung hạn chế; thời tiết mưa đá vào ngày 30 và mùng 1 Tết phá hủy nhiều diện tích rau màu của một số tỉnh miền Bắc; tâm lý tích trữ thực phẩm của người dân do lo ngại dịch bệnh COVID-19 kéo dài.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 14/02/2020
05:00, 14/02/2020
11:00, 13/02/2020
06:00, 13/02/2020
20:41, 12/02/2020
Bên cạnh đó, giá một số loại trái cây và nông sản lại giảm do bị gián đoạn việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Tương tự, giá xăng dầu thế giới cũng có xu hướng giảm do việc đi lại, giao thông bị hạn chế, nhu cầu sử dụng xăng dầu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Trung Quốc, một trong những quốc gia tiêu thụ dầu lớn trên thế giới giảm.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội (tổng mức bán lẻ): tổng mức bán lẻ dự báo sẽ giảm trong ngắn hạn (Quý I) so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, nếu dịch COVID-19 vẫn tiếp tục kéo dài thì tổng mức bán lẻ cả năm 2020 sẽ thấp hơn so với mức tăng trưởng dự kiến 11-11,5% so với năm 2019.
Do đó, Bộ này dưa ra dự bán trong thời gian tới, việc gián đoạn cung cấp từ các nhà cung cấp chính (Trung Quốc) sẽ có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hoặc nguyên vật liệu cho sản xuất từ Trung Quốc (dệt may (nhập khẩu sợi, vải), điện tử, tiêu dùng (linh kiện, phụ kiện), ….), qua đó tác động đối với nguồn cung hàng hóa trên thị trường của Việt Nam trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, "việc gián đoạn nguồn cung này có thể chỉ mang tính tạm thời và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể sớm được phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát". - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
=>>> Mời độc giả đón đọc Bài 7: Cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư mới!